Cho vay ngang hàng – P2P Lending: Nhiều lợi ích nhưng cũng đầy rủi ro
adminquantri
0 Bình luận
01/08/2020
Sự lớn mạnh của cuộc cách mạng 4.0 đã góp phần xóa bỏ rào cản tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp cũng như những người có nhu cầu vay vốn thông qua mô hình P2P Lending, hay còn gọi là cho vay ngang hàng.
Cho vay ngang hàng(P2P Lending) giúp kết nối những người đang có tiền nhàn rỗi với những người cần tiền trong ngắn hạn, thông qua một nền tảng trực tuyến. Mối quan hệ giữa người vay và người cho vay trong P2P Lending là ngang hàng. Họ có thể hoán đổi vai trò một cách linh hoạt theo từng hoàn cảnh, nhu cầu cụ thể. Mô hình P2P Lending đích thực hướng tới giảm thiểu tín dụng đen cùng một nền tảng vay văn minh, nhanh chóng và tiện lợi.
P2P Lending nhiều lợi ích cũng đầy rủi ro
Theo các chuyên gia, sự xuất hiện của các công ty kinh doanh dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ (Fintech) mở ra kênh tiếp cận vốn mới cho những khách hàng không đủ tiêu chuẩn vay vốn ngân hàng và giúp giảm bớt việc vay tín dụng đen.
Ưu điểm của hình thức cho vay ngang hàng là thay vì phải đến ngân hàng trải qua quá trình xét duyệt phức tạp và yêu cầu khắt khe, người tham gia vay P2P lending được đơn giản hoá thủ tục, thời gian xét duyệt cho vay nhanh, giao dịch trực tuyến dễ dàng…
Việc vay ngang hàng theo kiểu thuận mua vừa bán, giúp người đi vay ra quyết định nhanh hơn, hiệu quả hơn thông qua việc sử dụng công nghệ, thay vì phải ký tá hàng loạt thủ tục hành chính rườm rà. Hơn nữa, việc vay vốn cũng trở nên minh bạch hơn thông qua các điều khoản cho vay được công khai rõ ràng; người đi vay chủ động truy cập được những thông tin thay đổi về thủ tục, giấy tờ…
Đối với nhà đầu tư, lợi nhuận cho vay không có trần hay sàn, mà điều chỉnh theo rủi ro nên chủ động trong quyết định của mình. Việc tham gia mạng lưới P2P lending là cơ hội để tiếp cận kênh đầu tư lợi tức cao, và được minh bạch, tự chủ trong việc lựa chọn các khoản vay để đầu tư.
Rủi ro của mô hình P2P Lending
Tuy nhiên, đi kèm với thuận lợi, việc đầu tư trên P2P lending cũng có những rủi ro như các mô hình chấm điểm rủi ro tài sản kém hiệu quả; tính ẩn danh cao nên tăng khả năng gian lận, giả mạo các thông tin rất khó kiểm soát.
Các hạn chế về kiến thức tài chính từ người dân, dẫn đến việc dịch vụ P2P lending bị lạm dụng, trở thành một kênh của nạn tín dụng đen, khiến thị trường hình thành những mảng tối khó điều chỉnh.
Phân tích thêm rủi ro, các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính cho biết, các khoản vay tiêu dùng vi mô thường có rủi ro cao hơn vì người vay thường không tiếp cận được tới ngân hàng hoặc công ty tài chính tiêu dùng, phần lớn do thiếu hồ sơ tín dụng chính thức. Cụ thể, đối với người cho vay, đó là khả năng bị mất trắng tiền khi không có bảo hiểm, không pháp lý bảo vệ.
Mô hình hoạt động P2P lending
Đặc biệt, thông tin người vay có thể bị giả mạo, hoặc không kiểm soát được sau vay, dẫn đến nợ xấu. Hay có thể bị hacker tấn công sập sàn, mất dữ liệu; sàn cho vay “dạng ma” lừa đảo…
Bên cạnh đó, người đi vay có thể bị “chặt chém” về lãi suất và phí, hay có thể bị áp đặt khi đòi nợ; thông tin cá nhân có thể bị lợi dụng chia sẻ, rao bán không đúng quy định…
Quan trọng hơn hết, hiện nay chưa có định hướng, đầu mối, cơ quan chủ quản hay hiệp hội nghề nghiệp nào cho công nghệ tài chính (Fintech), sẽ cần thêm thời gian nữa để thị trường định hình và các nhà điều hành luật pháp đưa ra những quy định, hướng dẫn cụ thể rõ ràng hơn.
Trước những ưu điểm và rủi ro mà mô hình P2P Lending mang lại, nhà đầu tư, người đi vay cần phải có sự hiểu biết nhất định về mô hình tài chính này.
Nhằm “giải thoát” cho chủ Doanh nghiệp, nhà đầu tư khỏi những khó khăn trong quá trình huy động vốn, Viện quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa (SISME) đã cùng VERCO tổ chức khóa Huấn luyện đặc biệt: #CHIẾN_LƯỢC_NGUỒN_VỐN_DOANH_NGHIỆP, khoá huấn luyện “THỰC CHIẾN” dành cho Chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa ra đời.
Anh/chị có thể tham khảo tại ĐÂY
Khoá học sẽ giúp cộng đồng chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư nắm được đầy đủ các kiến thức, kỹ năng đầu tư tài chính thông minh, an toàn trong thời kỳ Chuyển đổi số quốc gia. Góp phần xây dựng “Thành phố thông minh” hùng cường cho SMEs.
Chia sẻ