CHIẾN LƯỢC M&A ĐỂ TĂNG TRƯỞNG ĐỘT PHÁ (PHẦN II)

CHIẾN LƯỢC M&A ĐỂ TĂNG TRƯỞNG ĐỘT PHÁ (PHẦN II)

adminquantri

0 Bình luận

29/06/2018

Mời các bạn theo dõi tiếp phần 2 bài viết Chiến lược M&A để tăng trưởng đột phá. Phần 1 các bạn theo dõi tại link này.

3. Kinh Đô (hiện đã đổi tên là Kido Group)

Kinh Đô được thành lập từ năm 1993, trải qua 18 năm hình thành và phát triển, đến nay Kinh Đô đã trở thành một hệ thống các công ty trong ngành thực phẩm gồm: bánh kẹo, nước giải khát, kem…

Kinh Đô đã liên tục đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại, thực hiện các chiến lược sáp nhập, liên doanh liên kết và hợp tác như mua lại nhà máy kem Wall từ tập đoàn Unilever, mua lại Tribeco, Vinabico, đầu tư vào Nutifood,..

Năm 2003, Kinh Đô đã ghi dấu ấn bằng thương vụ mua lại nhà máy sản xuất kem Wall’s của Unilever, thương hiệu chiếm hơn 50% thị trường kem Việt Nam. Cho đến nay, sau gần 10 năm hoạt động, Kido’s vẫn giữ vững 60% thị phần kem trung và cao cấp tại Việt Nam theo báo cáo của Kinh Đô.

Năm 2010, Kinh Đô đã tiến hành sáp nhập Công ty CBTP Công ty Kinh Đô Miền Bắc (NKD) và Công ty Ki Do vào Công ty Cổ Phần Kinh Đô (KDC). Định hướng của Kinh Đô là thông qua công cụ M&A, sẽ mở rộng quy mô hàng đầu không chỉ ở Việt Nam mà còn có vị thế trong khu vực Đông Nam Á.

Mới đây, Kinh Đô lại khẳng định quyết tâm trở thành công ty thực phẩm hàng đầu tại Việt Nam với vị trí dẫn đầu trong nhiều ngành khác nhau thông qua sáp nhập Công ty Vinabico vào Tập đoàn. Thông qua việc sáp nhập này, Kinh Đô đạt được mục tiêu mở rộng ngành hàng, cụ thể là nhóm sản phẩm bánh tươi và kẹo trang trí với thị phần đang dẫn đầu của Vinabico.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, Kinh Đô cũng gặp những khó khăn với các thương vụ Tribeco và Nutifood. Với 2 thương vụ này, Kinh Đô đã không đạt được hiệu quả như kỳ vọng, thậm chí có những khoản đầu tư lỗ. Tương tự, Kinh Đô cũng đầu tư ngoài ngành là bất động sản, và xét về góc độ chiến lược, cũng không đem lại giá trị cộng hưởng chung cho tập đoàn.

4. Hùng Vương và chiến lược tạo chuỗi giá trị ngành thủy sản.

Đứng ngoài đà suy giảm của các công ty thủy sản, công ty cổ phần Hùng Vương một trong số ít các thương hiệu thủy sản hàng đầu Việt Nam đứng vững và ngày càng khẳng định vị thế. Bằng chiến lược nhạy bén, sớm nắm bắt được xu hướng, trong giai đoạn đầu, năm 2005, Hùng Vương bắt đầu tiếp cận với hoạt động M&A với việc mua lại những nhà máy thủy sản nhà nước quản lý không hiệu quả để kinh doanh. Cụ thể trong năm, Hùng Vương đấu giá nhà máy thủy sản Tiền Giang và thành lập Công ty TNHH An Lạc- Tiền Giang. Năm 2006, Hùng Vương mua lại Công ty Chế biến Thủy sản Vĩnh Long (đổi tên là Công ty TNHH Hùng Vương- Vĩnh Long). Với hình thức mua lại 2 nhà máy này, Hùng Vương có thể tận dụng được các thiết bị, cơ sở nhà máy và lực lượng sản xuất đã quen thuộc với ngành nghề chế biến cá, và thủy sản nhằm tiết kiệm được một con số lớn về chi phí đào tạo và thời gian vận hành so với việc mở một nhà máy mới.

Thương vụ mua lại Công ty CP thức ăn chăn nuôi Việt Thắng (VTF) của Hùng Vương vào cuối tháng 12 năm 2012 với mục đích tiết kiệm phần lớn thức ăn chăn nuôi đã thêm một lần nữa chứng minh chiến lược Hùng Vương. Việc dần mua lại các doanh nghiệp có cùng ngành nghề sản xuất đều nằm trong chiến lược phát triển, nhân rộng của Hùng Vương “Thị phần” và “Chuỗi khép kín trong sản xuất kinh doanh”.

Tăng trưởng vốn điều lệ của HVG

 Tăng trưởng vốn điều lệ của HVG

 

Tăng trưởng vốn điều lệ của KDC

 Tăng trưởng vốn điều lệ của KDC

 

Tăng vốn điều lệ của MSN

 tăng trưởng vốn điều lệ của MSN

Đặng Xuân Minh & nhóm MAF- 2013

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận