Chỉ số tài chính bình quân và cơ hội cho “bầu trời” kinh tế Việt Nam

Chỉ số tài chính bình quân và cơ hội cho “bầu trời” kinh tế Việt Nam

adminquantri

0 Bình luận

02/03/2020

Năm 2019 được đánh giá là “Mây đen đã phủ kín” bầu trời kinh tế toàn cầu. Nhưng với sự nỗ lực của Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam, chúng ta đã vẫn giữ vững về tốc độ tăng trưởng của các chỉ số tài chính bình quân. Bước sang năm 2020, với khát khao “Việt Nam hùng cường” và nỗ lực không ngừng nghỉ của doanh nhân Việt Nam. Tin tưởng rằng “Mặt trời” sẽ tiếp tục xua đi mây đen trong nền kinh tế.

Chỉ số tài chính cho thấy cơ hội phát triển của Việt Nam 2020

Sự phát triển của kinh tế Việt nam năm 2019 đã tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế nói chung của nền kinh tế. Cụ thể sự tăng trưởng về chỉ số tài chính bình quân so với mục tiêu ban đầu: GDP tăng 7,02%, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6% – 6,8%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa vượt mốc 500 tỷ USD; số doanh nghiệp thành lập mới đạt mức kỷ lục 138,1 nghìn doanh nghiệp, vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 12.5 tỷ đồng, cao nhất trong những năm trở lại đây.

Chỉ số tài chính cho thấy cơ hội phát triển của Việt Nam 2020

Với xếp hạng cao về khả năng thu hút đầu tư, Việt Nam xếp thứ 8 trong số các nước đáng đầu tư nhất trên thế giới, cao hơn 23 bậc so với năm ngoái. Con số này còn thể hiện ở việc chúng ta đã tiếp tục thu hút kỷ lục đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm 2019 với tổng vốn khoảng 35 tỷ USD, tính trung bình khoảng 3 tỷ USD/tháng. Thậm chí, Vốn FDI thực hiện ước đạt 17,62 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước.

Theo đánh giá của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Việt Nam đã tạo ra một câu chuyện huyền thoại trong công cuộc giảm nghèo. Sự thành công này thể hiện ở lòng khát khao thành công của mỗi doanh nhân Việt Nam cùng với sự nỗ lực, cố gắng quên mình của Đảng, chính phủ và mỗi cá nhân trong công đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Theo UNDP, Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng chỉ số phát triển con người (HDI) cao nhất trên thế giới và với chỉ số HDI năm 2019 là 0,63, Việt Nam xếp thứ 118 trong tổng số 189 nước. Chúng ta cũng đang ở gần mức trần của nhóm các nước có HDI ở mức trung bình và chỉ cần thêm 0,007 điểm để vào được nhóm các nước có HDI ở mức cao.

Cơ hội mới cho “bầu trời” kinh tế Việt Nam năm 2020

Trong Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng đã thể hiện rõ quan điểm của chính phủ về việc thúc đẩy sự phát triển và thể hiện được tầm quan trọng của  nền kinh tế số đối với kinh tế Việt Nam.

Ngoài ra, việc Việt Nam trở thành Chủ tịch của ASEAN 2020 cũng sẽ tạo ra những cơ hội lớn để các doanh nghiệp đẩy mạnh về nền kinh tế, phát triển thị trường ra nước ngoài. Chỉ cần doanh nghiệp biết cách huy động và tối ưu nguồn vốn để mở rộng thị trường, kết hợp với sự ủng hộ nhiệt tình từ phía chính phủ thì chắc chắn năm 2020 sẽ là năm “Đại phát” đối với kinh tế Việt Nam.

Các chỉ số tài chính và những cơ hội để “mặt trời” tiếp tục tỏa sáng kinh tế Việt Nam

Ông Trần Du Lịch – Chuyên gia kinh tế, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ nhận định kinh tế Việt Nam năm 2020 sẽ sáng sủa hơn và mở ra một thời kỳ mới. “Kinh tế Việt Nam thời điểm này so với 5 năm trước đã tốt hơn, những yếu tố từng gây bất ổn kinh tế vĩ mô như ngân hàng từng bị coi là “quả bom nổ chậm” hiện nay đã cực kỳ ổn định”

Theo ông Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam nhận định: Việt Nam đã rất thuận lợi vượt qua những rủi ro của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung vào năm 2019. Tuy nhiên, năm 2020 bên cạnh những thuận lợi thì rủi ro cũng hiệu hữu rõ nét, nếu chúng ta không nắm chắc và có những giải pháp ứng phó trước thì thách thức là rất lớn.

Tham khảo: Thách thức cho nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế số năm 2020

Năm 2020 là năm đánh dấu mốc 2 năm hoạt động theo đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, yêu cầu quy mô thị trường chứng khoán phải tăng cả về chất và lượng để trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế.

Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng cũng phải kết thúc giai đoạn tái cơ cấu xử lý nợ xấu; 100% ngân hàng thương mại cổ phần phải hoàn thành thực hiện niêm yết, đăng ký giao dịch chính thức trên thị trường chứng khoán để chuẩn bị vào cuộc đua mới, những mục tiêu xa hơn.

Ngoài ra, thị trường bất động sản Việt Nam cũng đang tạo được vị thế quan trọng của mình, trở thành thị trường hấp dẫn nhà đầu tư trong nước và quốc tế thông qua một loạt các thương vụ mua bán và sáp nhập.

Chỉ số tài chính bình quân và cơ hội cho “bầu trời” kinh tế Việt Nam

Các lĩnh vực mới nổi cũng đang thu hút các nhà đầu tư từ khu vực tư nhân như hàng không, du lịch, năng lượng tái tạo và giáo dục, đào tạo. Có thể nói năm 2020 là năm Việt Nam bước vào một thập niên mới – giai đoạn mới với sự cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi những bước đi vững chắc nhưng cũng không kém phần mạo hiểm.

Đánh giá về triển vọng kinh tế Việt Nam trước mắt và trong trung hạn, ông Jacques Morriset, Chuyên gia kinh tế trưởng WB nhấn mạnh: “Chính phủ Việt Nam rất thông minh, họ luôn cẩn trọng và tạo ra được vùng đệm an toàn để tự vệ và dành dụm cho những ngày khó khăn. Do đó, Việt Nam vẫn luôn có động lực tăng trưởng mạnh mẽ”.

Tham khảo: Chuyển đổi số, cuộc chơi “đổi vận” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thành tựu kinh tế vượt mức mong đợi, những chỉ số tài chính đầy ấn tượng – “Mặt trời chiếu sáng ở Việt Nam” là những điều mà chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng trong năm 2020. Bởi những con số biết nói năm 2019 là kết quả của nỗ lực liên tục của chúng ta thời gian dài qua tạo nền tảng để các định chế tài chính, các chuyên gia kinh tế thế giới đặt niềm tin về sự bứt phá của kinh tế Việt Nam 2020.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận