Cấu trúc vốn doanh nghiệp bài bản- Doanh nghiệp phát triển bền vững và trường tồn

Cấu trúc vốn doanh nghiệp bài bản- Doanh nghiệp phát triển bền vững và trường tồn

adminquantri

0 Bình luận

28/02/2022

I. Cấu trúc vốn là gì?

Cấu trúc vốn (Capital Structure) là một thuật ngữ tài chính đề cập đến nguồn gốc và phương pháp hình thành nên nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể sử dụng nó để thực hiện các công việc như mua sắm trang thiết bị, tài sản, phương tiện vật chất và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Cấu trúc vốn trình bày chi tiết thành phần nợ và vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp, bao gồm nợ dài hạn, nợ ngắn hạn cụ thể , vốn cổ phần thường và vốn cổ phần ưu đãi. Sự kết hợp giữa nợ và vốn cổ phần này tạo nên nguồn tài chính được sử dụng cho hoạt động và tăng trưởng tổng thể của doanh nghiệp. .

II. Các nhân tố cấu thành cấu trúc vốn là gì?

1, Nguồn vốn vay nợ

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không thể chỉ duy trì, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ dựa vào nguồn vốn tự có (vốn chủ sở hữu) mà còn cần đến nhiều nguồn vốn khác, trong đó vốn vay nợ là nguồn vốn đóng một vai trò đáng kể.

Hiểu một cách đơn giản, nguồn vốn vay nợ được hình thành từ các nguồn tài trợ từ bên ngoài doanh nghiệp với điều kiện doanh nghiệp cần thực thanh toán các khoản vay theo đúng thời gian đã cam kết cũng như trả lãi vay theo đúng lãi suất thỏa thuận.

Nguồn vốn vay nợ trong cấu trúc vốn bao gồm:

  • Vay trung hạn: Bao gồm các khoản vay được sử dụng cho mục đích đầu tư mua sắm tài sản cố định, đổi mới trang thiết bị, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh… Khoản vay trung hạn thường có thời hạn từ 01 – 05 năm.
  • Vay dài hạn: Các khoản vay dài hạn thường được sử dụng cho mục đích bổ sung vốn xây dựng nhà xưởng, phương tiện vận tải với quy mô lớn. Thời hạn của các khoản vay dài hạn là từ 05 năm đến 20, 30 năm thậm chí trong một số trường hợp cá biệt có thể lên đến 40 năm.

Thebank Cautrucvonlagicacthongtincanbietvecautrucvon2 1619403481

2, Nguồn vốn chủ sở hữu

Đây được định nghĩa là tiền do các cổ đông – chủ sở hữu của doanh nghiệp bỏ ra. Trước khi một doanh nghiệp đi vào hoạt động, doanh nghiệp đó cần có vốn điều lệ ban đầu. Nguồn vốn này có thể được huy động từ ba nguồn chính: Nguồn vốn góp từ các nhà đầu tư hoặc tiền đầu tư vào doanh nghiệp bằng cách mua cổ phiếu, lợi nhuận để lại hoặc lợi nhuận từ những năm trước được doanh nghiệp giữ lại và được sử dụng để củng cố bảng cân đối kế toán hoặc để tài trợ cho tăng trưởng, mở rộng và mua lại và chênh lệch đánh giá lại tài sản. Tuy nhiên, vốn cổ phần được nhiều người coi là phương tiện đắt tiền nhất để sử dụng vì chi phí hoặc quy mô lợi nhuận mà doanh nghiệp phải kiếm được để thu hút các nhà đầu tư. 

Nguồn vốn chủ sở hữu trong cấu trúc vốn bao gồm:

  • Vốn kinh doanh
  • Chênh lệch đánh giá lại tài sản
  • Các quỹ của doanh nghiệp
  • Vốn đầu tư xây dựng cơ bản 
  • Kinh phí sự nghiệp

III. Tầm quan trọng của cấu trúc vốn của doanh nghiệp

Cấu trúc vốn là một trong những chức năng quan trọng có ý nghĩa rất lớn trong việc duy trì tình hình tài chính lành mạnh và đáp ứng các yêu cầu tài chính của doanh nghiệp. Dưới đây là một số vai trò chính của cấu trúc vốn đối với doanh nghiệp:

  • Tối đa hóa lợi nhuận: Cấu trúc vốn hợp lý cho phép ban lãnh đạo tăng lợi nhuận của một doanh nghiệp dưới hình thức tăng thu nhập trên mỗi cổ phiếu, điều này cuối cùng sẽ tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông vốn chủ sở hữu và thu hồi chi phí đi vay.
  • Tính linh hoạt: Cấu trúc vốn cũng tạo điều kiện cho việc mở rộng hoặc thu hẹp vốn nợ cho phù hợp với chiến lược và điều kiện kinh doanh.
  • Khả năng thanh toán: Một cấu trúc vốn hợp lý giúp duy trì tính thanh khoản trong doanh nghiệp vì nếu vốn vay nợ không có kế hoạch dẫn đến gánh nặng trả lãi, cuối cùng làm giảm lượng tiền mặt trong doanh nghiệp.
  • Tăng giá trị của doanh nghiệp: Các nhà đầu tư luôn muốn đầu tư tiền của họ vào một doanh nghiệp có cấu trúc vốn hợp lý. Do đó, cấu trúc vốn dẫn đến sự gia tăng giá trị thị trường của cổ phiếu và chứng khoán của doanh nghiệp.
  • Giảm rủi ro tài chính: Cân bằng tỷ trọng nợ và vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp thông qua cấu trúc vốn hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh quản lý và giảm thiểu rủi ro tài chính.
  • Giảm thiểu chi phí vốn: Cấu trúc vốn hợp lý sẽ giúp cho việc lập kế hoạch vốn nợ dài hạn của công ty một cách chiến lược và do đó giảm chi phí vốn.
  • Công cụ lập kế hoạch thuế: Đối với công ty lựa chọn quỹ nợ, cấu trúc vốn cung cấp cho họ một khoản khấu trừ thuế lợi ích và tiết kiệm, giảm chi phí đi vay.
  • Tối ưu nguồn vốn sử dụng: Cấu trúc vốn được lập kế hoạch, thiết kế chiến lược và sắp xếp có hệ thống sẽ hỗ trợ các công ty tạo ra sản lượng tối đa từ các nguồn vốn sẵn có.

IV. Sai lầm của doanh nghiệp khi xây dựng cấu trúc vốn?

Cấu trúc vốn doanh nghiệp bao gồm cơ cấu các nguồn tài trợ bên trong và bên ngoài được sử dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Do đó, yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng đến khả năng phát triển của doanh nghiệp là mức độ sử dụng đòn bẩy, cũng như cách thức doanh nghiệp có thể lựa chọn cấu trúc nợ hoặc cấu trúc vốn chủ trong cơ cấu vốn kinh doanh. Vì thế, doanh nghiệp dễ mắc phải những sai lầm:

  • Sai lầm thứ nhất: với đặc thù tài sản cố định cần sử dụng nguồn vốn dài hạn, nhiều khi ông chủ thấy doanh thu về, lại đem tiền mua xe, xây nhà xưởng (những tài sản với thời gian quay vòng vốn > 12 tháng) mà không tính toán thời gian quay vòng vốn. Dẫn đến khi hết thời hạn vốn thì doanh nghiệp lại phải “giật gấu vá vai”, lấy vốn ngắn nuôi vốn dài.
  • Sai lầm thứ hai: doanh nghiệp thường không có lượng tiền mặt dự trữ, khi rơi vào những thời điểm bị chiếm dụng vốn hoặc gặp khó khăn như giai đoạn covid vừa rồi, doanh nghiệp phải đóng cửa hàng loạt do không có đủ ngân sách dự trữ để nuôi bộ máy vận hành.
  • Sai lầm thứ ba: doanh nghiệp đuổi theo lợi nhuận, chúng ta thường không lạ gì tình trạng doanh nghiệp chủ quan tính toán qua loa phương án kinh doanh. Thấy dự án hoặc hợp đồng có lãi, nhưng lại không tính tới rủi ro công nợ phải thu, thời hạn phải thu nợ, khả năng trả chậm đầu, thời gian cầm cự nợ phải trả.
  • Sai lầm thứ 4: doanh nghiệp thường không xoay vốn kịp khi có đơn hàng lớn. Không ít ông chủ phải đối mặt với tính trạng doanh nghiệp không đáp ứng khả năng cung hàng do gặp giới hạn về vốn – không xoay được tiền để nhập nguyên liệu đầu vào dẫn đến trễ tiến độ, vi phạm hợp đồng và bắt đầu mất điểm với khách hàng, chỉ đầu tư.

V. Làm thế nào để doanh nghiệp có 1 cấu trúc vốn bền vững

Cấu trúc vốn được ví như bộ xương của doanh nghiệp, nếu Chủ doanh nghiệp xây dựng được cấu trúc vốn bài bản, biết cách sử dụng nguồn vốn thông minh sẽ giúp doanh nghiệp phát triển trường tồn, tránh việc thiếu hụt tiền để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp có thể chia làm 3 nguồn vốn chính:

đầu Tư Tài Chính Là Gì, Timviec365.com

  • Nguồn vốn cố định là những nguồn vốn đầu tư vào tài sản cố định như máy móc, nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, mua công nghệ,…;
  • Vốn lưu động thường xuyên là những nguồn vốn phải chi trả định kỳ hàng tháng như wifi, chi phí thuê văn phòng, chi phí nhân công,..;
  • Vốn thời vụ là nguồn vốn cần chuẩn bị sẵn sàng để khi bước vào mùa kinh doanh (tiền mua nguyên vật liệu, …)

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết bài toán “xây dựng cấu trúc vốn” Verco cùng veredu cho ra đời khoá huấn luyện “ Tư duy cấu trúc vốn doanh nghiệp”. Khi tham dự khoá huấn luyện các chủ doanh nghiệp sẽ được tìm hiểu các kiến thức sau:

Chuyên đề 1: Tư duy chiến lược nguồn vốn doanh nghiệp

Chuyên đề 2: Cấu trúc vốn doanh nghiệp

Chuyên đề 3: Tổng cung nguồn tiền.

Đăng kí tham dự khoá huấn luyện tại: https://e-school.vn/tu-duy-chien-luoc-nguon-von-doanh-nghiep.html

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận