Cải thiện về thanh khoản là vấn đề cốt lõi cần giải quyết trong thị trường vốn năm 2020

Cải thiện về thanh khoản là vấn đề cốt lõi cần giải quyết trong thị trường vốn năm 2020

adminquantri

0 Bình luận

15/01/2020

Thanh khoản gây ảnh hưởng rất tích cực đến các yếu tố nội tại như quy mô,… đến thị trường. Trong khi nợ xấu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu ảnh hưởng tiêu cực đến thanh khoản. Theo các căn cứ được đưa ra tại thị trường vốn Việt Nam cho thấy tầm quan trọng của việc cải thiện thanh khoản có liên quan rất lớn đến sự phát triển của kinh tế và thị trường Việt Nam trong năm 2020. Nếu không nhanh chóng được “tu bổ” rất khó để đưa thị trường Việt nam, đặc biệt là thị trường vốn có cơ hội phát triển.

Tầm quan trọng của Thanh khoản đối với thị trường trong nước

Về lý thuyết, tính thanh khoản của ngân hàng thương mại (NHTM) được xem như khả năng đáp ứng những nhu cầu tức thời về tiền của NHTM như rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết, chi trả chi phí hoạt động hay những nhu cầu cần phải thanh toán bằng tiền khác. Do đó, rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng (NH) không có khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời hoặc cung ứng đủ nhưng với chi phí cao. Những yếu tố này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đội với thị trường vốn trong nước, tạo ra những bất lợi đối với việc phát triển nền kinh tế chung.

Thanh khoản đối với thị trường trong nước

Theo báo cáo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến ngày 30/11/2019, chỉ số VN-Index đạt 970,75 điểm, tăng 8,7% so với cuối năm 2018. Quy mô thị trường cổ phiếu giữ vững đà tăng trưởng. Với tổng số 1.622 mã cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết/đăng ký giao dịch trên 2 sở giao dịch chứng khoán, quy mô của thị trường tính theo mệnh giá đạt gần 1,402 triệu tỷ đồng, tăng 16% so với cuối năm 2018.

Quy mô vốn hóa của thị trường đạt 4,384 triệu tỷ đồng, tăng 10,7% so với cuối năm 2018, tỷ trọng GDP trong năm 2019 cũng bị suy giảm khá nhiều. Năm 2019, khối ngoại mua ròng gần 7.516 tỷ đồng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và mua ròng hơn 13.738 tỷ đồng trái phiếu, nâng tổng giá trị danh mục của khối nhà đầu tư này lên 36,4 tỷ USD, tăng 11,6% so với cuối năm 2018.

Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn chưa được nâng hạng lên thị trường mới nổi và mới đây, tổ chức xếp hạng tín dụng Moody’s đã thông báo việc xem lại xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam theo hướng tiêu cực. Đây quả thực là một tin đáng buồn cho thị trường tài chính – chứng khoán Việt Nam.

Thanh khoản đối với thị trường trong nước

Theo ông Nguyễn Vũ Quang Trung, Phó tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE), chỉ số chứng khoán Việt Nam từng tăng trưởng ở Top đầu trong các thị trường ASEAN. Nhưng hiện tại lại rơi xuống vị trí thấp nhất. Ðể giải bài toán thanh khoản và điểm số, cần có nhiều giải pháp.

Hiện tại, một trong những giải pháp sẽ được thực hiện năm 2020 là việc đồng bộ hóa nền tảng công nghệ mới từ cấp Sở, lưu ký, các thành viên, trên cơ sở đó sẽ cải thiện hiệu quả giao dịch và cho phép phát triển nhiều sản phẩm, dịch vụ mới theo thông lệ quốc tế. Từ đó giúp gia tăng thanh khoản, làm cơ sở phát triển thị trường chứng khoán về dài hạn.

Đánh giá thị trường Việt Nam, ông Terence F.Mahony, Phó chủ tịch VinaCapital, đồng Trưởng nhóm Thị trường vốn VBF nhận định, đảm bảo thanh khoản cho thị trường vốn là yếu tố quan trọng nhất, bởi đây là chìa khóa tiên quyết tạo thành công cho thị trường chứng khoán.

Kiến nghị tháo gỡ các vướng mắc trong vấn đề thanh khoản

Để giải quyết những vấn đề khó khăn hiện tại, các doanh nghiệp cùng chính phủ cần chú ý, tập trung các vấn đề về thành khoản, chú ý đến lực hấp dẫn trong thị trường nguồn vốn năm 2020 vẫn là đề tiên quyết phải thực hiện.

Với mong muốn thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường vốn, ông Dominic Scriven, Chủ tịch Dragon Capital đã kiến nghị tháo gỡ các vướng mắc hiện tại:

  • Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần trao đổi một cách cởi mở và chi tiết với các thành viên thị trường về việc soạn thảo, đưa ra các nghị định và thông tư hướng dẫn Luật Chứng khoán mới.
  • Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện gặp gỡ các thành viên thị trường nhằm tháo gỡ các rào cản trong việc phát triển nhà đầu tư có tổ chức trong nước.
  • Kiến nghị Bộ Kế hoạch và Ðầu tư trong việc sửa Luật Ðầu tư và Luật Doanh nghiệp tạo mọi điều kiện để Việt Nam nhanh chóng triển khai sản phẩm chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NDRV), nhằm tháo gỡ vướng mắc về giới hạn đầu tư vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
  • Doanh nghiệp cần được Chính phủ ủng hộ ngành chứng khoán chấp nhận chữ ký số, hồ sơ điện tử, ví điện tử giao dịch thanh toán tức thời và giá chứng khoán theo thời gian thực để đưa ngành chứng khoán vào kỷ nguyên 4.0. Thực hiện định hướng phát triển nền kinh tế số trong năm 2020.

Kiến nghị tháo gỡ các vướng mắc trong vấn đề thanh khoản

Mặc dù các ngân hàng thương mại và ngân hàng nhà nước cũng đã bắt đầu có dấu hiệu sử dụng đến những yếu tố về điện tử, áp dụng công nghệ 4.0. Tuy nhiên lại tồn tại khá nhiều khó khăn đối với thị trường vốn.

Đương nhiên, hiện tại các đơn vị tài chính phi chính phủ cũng đã áp dụng rất hiệu quả những lại chưa được chú trọng đúng mực, các doanh nghiệp biết đến cũng chưa nhiều. Do đó, vấn đề “lôi kéo” sự quan tâm của chính phủ trong phát triển kinh tế số trong thị trường vốn rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế và thị trường chứng khoán của chúng ta trong những năm tiếp theo.  

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận