Các doanh nghiệp nhỏ và vừa và bài toán “chuyển đổi số”

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa và bài toán “chuyển đổi số”

adminquantri

0 Bình luận

20/01/2020

Hiện nay, chuyển đổi số kinh tế đang là mô hình rất phát triển trên thế giới, thúc đẩy mạnh mẽ tốc độ phát triển kinh tế của quốc gia. Tuy nhiên, kinh tế số mới chỉ bắt đầu phát triển ở Việt Nam trong những năm gần đây, thậm chí các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa thể tiếp cận được mô hình kinh tế này. Nhằm thúc đẩy sự phát triển của cộng đôfng doanh nghiệp SMEs, công ty VERCO đã tổ chức Ngày hội doanh nhân để chia sẻ mô hình kinh tế phát triển cũng như định hướng phát triển cho các doanh nghiệp SME.

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để chuyển đổi số?

Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị gì để chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh là vấn đề được thảo luận tại sự kiện Ngày hội doanh nhân diễn ra chiều ngày 10/01 tại Hà Nội.

Chuyển đổi số là một xu hướng đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới khi các thành tựu của khoa học công nghệ đang hiện diện trong mọi mặt của cuộc sống.

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để chuyển đổi số?

Chương trình có sự tham gia của nhiều chuyên gia kinh tế – tài chính hàng đầu và đại diện chủ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội. Tại sự kiện, các chuyên gia giới thiệu chi tiết về kinh tế số và chuyển đổi nền kinh tế số tại Việt Nam.

Hiểu một cách đại thể thì chuyển đổi số (digital transformation) là quá trình sử dụng dữ liệu và các công nghệ số để thay đổi phương thức phát triển, thay đổi tổng thể và toàn diện cách sống và cách làm việc của con người và tổ chức.

Quá trình chuyển đổi số thường được chia thành ba cấp độ. Một là số hoá thông tin (digitization) nhằm tạo ra biểu diễn số của các thực thể (tức tạo ra dữ liệu đặc trưng cho các thực thể này). Hai là số hóa tổ chức (digitalization) nhằm tạo ra hoặc đổi mới mô hình hoạt động hay kinh doanh (business model) của các tổ chức hay doanh nghiệp để thích nghi với sự hiện hữu của các môi trường số hóa, tức chuyển đổi cách thức hoạt động với việc dùng công nghệ số và dữ liệu để tạo ra giá trị mới lớn hơn của tổ chức. Ba là chuyển đổi (transformation) tổng thể và toàn diện tổ chức, gồm lãnh đạo, nhân viên, văn hoá, quy trình… với mô hình hoạt động mới.Đây là vấn đề được thảo luận tại sự kiện Ngày hội doanh nhân diễn ra chiều ngày 10/01 tại Hà Nội.

Quá trình chuyển đổi nền kinh tế số

Chuyển đổi số là một xu hướng đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới khi các thành tựu của khoa học công nghệ đang hiện diện trong mọi mặt của cuộc sống.

Hiểu một cách đại thể thì chuyển đổi số (digital transformation) là quá trình sử dụng dữ liệu và các công nghệ số để thay đổi phương thức phát triển, thay đổi tổng thể và toàn diện cách sống và cách làm việc của con người và tổ chức.

Cách chuyên gia thảo luận về nền kinh tế số tại sự kiện Ngày Hội Doanh Nhân

Quá trình chuyển đổi số thường được chia thành ba cấp độ. Một là số hoá thông tin (digitization) nhằm tạo ra biểu diễn số của các thực thể (tức tạo ra dữ liệu đặc trưng cho các thực thể này). Hai là số hóa tổ chức (digitalization) nhằm tạo ra hoặc đổi mới mô hình hoạt động hay kinh doanh (business model) của các tổ chức hay doanh nghiệp để thích nghi với sự hiện hữu của các môi trường số hóa, tức chuyển đổi cách thức hoạt động với việc dùng công nghệ số và dữ liệu để tạo ra giá trị mới lớn hơn của tổ chức. Ba là chuyển đổi (transformation) tổng thể và toàn diện tổ chức, gồm lãnh đạo, nhân viên, văn hoá, quy trình… với mô hình hoạt động mới.

Đối với các doanh nghiệp, việc chuyển đổi số sẽ góp phần gia tăng tính cạnh tranh và năng lực của doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên, tại Việt Nam, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa thực sẵn sàng cho quá trình này.

Thực trạng chuyển đổi kinh tế số tại Việt Nam

Theo kết quả khảo sát “Cách mạng công nghiệp 4.0 Việt Nam năm 2018” của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có khoảng 22% doanh nghiệp cho rằng cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động đến họ; 32,7% cho rằng chưa tác động nhưng sẽ bị tác động. Như vậy, khoảng một nửa doanh nghiệp nhận thức rằng cách mạng công nghiệp 4.0 đang hoặc sẽ tác động đến họ.

Tuy nhiên, chỉ có 6,6% doanh nghiệp cho rằng đủ nguồn lực để thay đổi hoàn toàn từ hệ thống cũ sang hệ thống công nghệ mới; 34,6% sẽ thay đổi từng bước do không đủ nguồn lực; 27,5% đang trong quá trình chuẩn bị vốn và nguồn lực, và có tới 31,1% doanh nghiệp vẫn… chưa làm gì.

Đáng chú ý, mặc dù nhận ra những năng lực cần thiết để phát triển thích ứng với công nghệ mới nhưng những doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát kể trên của VCCI lại “thiếu hiểu biết” về các kỹ năng, kiến thức và năng lực cụ thể cho việc tích hợp số hóa với cách mạng công nghiệp 4.0. Chỉ 14% “hiểu rõ” các yêu cầu kỹ năng cần thiết cho việc chuyển đổi số, 16% “hoàn toàn chưa” nhận thức được, 70% “chưa nhận thức rõ” các kỹ năng cụ thể.

Thực trạng chuyển đổi kinh tế số tại Việt Nam

“Với phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa thì các khái niệm trên mới chỉ “nghe”, chứ để hiểu về chuyển đổi số, kinh tế số còn là quá trình dài, vì chúng ta chưa có sự phổ cập chính thức về chuyển đổi số nên cộng đồng doanh nghiệp rất thiếu thông tin về hoạt động này”, ông Nguyễn Kim Hùng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Kim Nam chia sẻ.

Khi Việt Nam gia nhập kinh tế số toàn cầu thì cơ hội là rất lớn, song trụ cột nền kinh tế nằm ở khu vực doanh nghiệp với 98% có quy mô nhỏ và vừa vốn chưa hình dung cụ thể chuyển đổi số là gì, nên đây là điều đầu tiên cần phải giải quyết.

Bởi, doanh nghiệp phải hiểu thì mới nắm được giá trị, từ đó đưa vào chiến lược kinh doanh. Khi cả cộng đồng doanh nghiệp cùng chung một kế hoạch, trong đó có kinh tế số và chuyển đổi số, thì lúc đó trụ cột kinh tế số mới có thể phát huy hiệu quả.

Vì thế, theo ông Hùng, cần phối hợp giữa các chuyên gia và công ty công nghệ hỗ trợ trực tiếp doanh nghiệp nắm bắt về chuyển đổi số theo hướng cầm tay chỉ việc, dìu họ đi những bước đầu tiên.

Ông Hùng cũng cho rằng, cần cung cấp một nền tảng huy động vốn, cũng như một hệ sinh thái đầy đủ mới có thể hy vọng các doanh nghiệp nhỏ và vừa bước vững chắc trong xu thế toàn cầu này.

Còn theo chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu, nền tảng kỹ thuật số dựa trên 3 cấu phần: Một là hạ tầng cơ sở kỹ thuật số, bao gồm máy điện toán, Internet, mạng xã hội và các phương tiện truyền thông nhanh chóng…; hai là cơ chế, quy trình để vận hành các cơ sở đó; ba là mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng kỹ thuật số, một trong đó là thương mại điện tử.

T.S Nguyễn Trí Hiếu cũng gợi ý thêm “Với 3 cấu phần này, doanh nghiệp cần nắm bắt được hiện tại Việt Nam đang ở mức độ nào của quy mô hạ tầng cơ sở, thế chế đã hoàn thiện ở mức nào và mô hình kinh doanh đang ở đâu để có thể định vị, từ đó đưa ra chiến lược đầu tư và chuyển đổi”.

Nguồn: Kinh tế và dự báo

 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận