Các bước tái cấu trúc doanh nghiệp bất kỳ lãnh đạo nào cũng cần nắm rõ
adminquantri
0 Bình luận
09/10/2019
Đối với các chủ doanh nghiệp, để có thể xây dựng và vận hành tổ chức một cách trơn tru phải cần đến sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận. Sau một thời gian hoạt động, các doanh nghiệp sẽ cần có sự thay đổi và điều chỉnh để hệ thống phát triển tốt hơn.
Tái cấu trúc doanh nghiệp chính là một trong những quy luật hoạt động không thể tránh khỏi. Chính vì thế, người lãnh đạo cần phải nắm rõ các bước tái cấu trúc doanh nghiệp để tổ chức ngày càng phát triển lớn mạnh.
Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì?
Tái cấu trúc doanh nghiệp thực chất là một quá trình cải cách mà ở đó, người ta sẽ sắp xếp lại nguồn nhân lực, cơ chế quản lý, cách điều hành,…theo hướng gọn nhẹ, chuyên nghiệp hơn.
Tái cấu trúc doanh nghiệp là quá trình cải cách tổ chức theo hướng gọn nhẹ, chuyên nghiệp
Muốn kế hoạch tái cấu trúc doanh nghiệp diễn ra suôn sẻ thì trước hết cần phải tìm hiểu khi nào cần tái cấu trúc doanh nghiệp và các bước tái cấu trúc doanh nghiệp như thế nào.
Khi nào cần tái cấu trúc doanh nghiệp?
Trong quá trình vận hành, chắc chắn tổ chức sẽ gặp phải những vấn đề khó khăn khiến doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, trì trệ và có nguy cơ tan rã. Những khó khăn này có thể bắt nguồn từ nguồn nhân lực yếu kém, thiếu chuyên môn; phương pháp lãnh đạo thiếu khoa học; không có hệ thống công cụ kiểm soát, thiếu sự liên kết và hợp tác nhuần nhuyễn giữa các phòng ban,…
Đây chính là thời điểm các doanh nghiệp cần phải thực hiện tái cấu trúc khẩn cấp để doanh nghiệp có thể tiếp tục hội nhập phát triển bền vững.
Các bước tái cấu trúc doanh nghiệp
Có rất nhiều ý kiến đưa ra khi bàn về tái cấu trúc doanh nghiệp. Người cho rằng tái cấu trúc doanh nghiệp chỉ cần tập trung vào cải tổ bộ máy nhân sự, người cho rằng để doanh nghiệp hoạt động tốt hơn thì chỉ cần chấn chỉnh lại cách lãnh đạo. Dưới đây là gợi ý các bước tái cấu trúc doanh nghiệp đã được nhiều hệ thống áp dụng và đạt hiệu quả cao:
Bước 1: Dự báo xu hướng thay đổi của môi trường kinh doanh
Vạn sự luôn diễn biến theo chiều hướng mới, không có gì là bất biến cả. Môi trường kinh doanh cũng vậy, bạn không thể áp dụng chiến lược của 5 năm trước cho thời điểm hiện tại vì nó không còn phù hợp. Điều các doanh nghiệp cần chính là dự báo được xu hướng thay đổi của thị trường, về cung cầu, thị hiếu khách hàng; sự phát triển của khoa học công nghệ và phương thức phân phối.
Bước 2: Mô tả cấu trúc hiện hữu của các doanh nghiệp trên các khía cạnh
Ở bước này, các doanh nghiệp cần chú ý chỉ ra được thực trạng của các khía cạnh như sản phẩm, thị trường mục tiêu, công nghệ sản xuất, hệ thống quản lý, các dự án đang triển khai. Việc mô tả thực trạng sẽ giúp các doanh nghiệp nhìn nhận lại được các thiếu sót mà hệ thống đang gặp phải.
Bước 3: Phân tích cấu trúc hiện hữu của doanh nghiệp và chỉ ra các khía cạnh cần tái cơ cấu
Mục đích của việc phân tích cấu trúc hiện hữu là để xác định doanh nghiệp có đang đáp ứng và tận dụng được những cơ hội, thách thức từ bối cảnh mới hay không. Doanh nghiệp cần chỉ ra được các điểm mạnh, điểm yếu trong hệ thống quản lý và cách lãnh đạo của bộ máy cốt cán.
Đồng thời việc tìm hiểu và đánh giá chính xác năng lực của hệ thống cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Thông qua đó, các doanh nghiệp có thể xây dựng bản sắc văn hoá doanh nghiệp theo sát những đặc điểm riêng của hệ thống.
Doanh nghiệp cần chỉ ra được các điểm mạnh, điểm yếu trong hệ thống
Trong các bước tái cấu trúc doanh nghiệp thì bước này cần được thực hiện chính xác và nhanh chóng. Bởi đây là nền tảng để phân tích, lên kế hoạch thực hiện mục tiêu tái cấu trúc. Đã có những doanh nghiệp gặp sai lầm khi đề xuất chiến lược tái cơ cấu nhưng không bám sát xu hướng thay đổi của môi trường kinh doanh với cấu trúc hiện hữu, dẫn tới tổn thất lớn.
Bước 4: Xác định rõ mục tiêu tái cơ cấu của doanh nghiệp
Về cơ bản, có 3 mục tiêu tái cơ cấu doanh nghiệp là:
· Xây dựng mô hình tổ chức mới dựa trên mô hình tổ chức cũ;
· Xây dựng các chức danh và lộ trình, nhiệm vụ công việc cụ thể cho tổ chức mới;
· Xây dựng kế hoạch thực chiến cho mô hình tổ chức mới.
Tuỳ theo điều kiện thực tế của mỗi doanh nghiệp mà mục tiêu thực hiện tái cấu trúc sẽ có sự khác nhau. Các doanh nghiệp cần lưu ý điều chỉnh sao cho phù hợp.
Bước 5: Lên kế hoạch thực hiện các mục tiêu tái cấu trúc doanh nghiệp
Lập kế hoạch tái cấu trúc chi tiết và theo dõi sát tiến trình thực hiện
Sau khi đã xác định được rõ ràng mục tiêu tái cấu trúc, các doanh nghiệp cần nhanh chóng lên kế hoạch thực hiện một cách linh hoạt. Cần phải xác định được giải pháp, chương trình cụ thể về hệ thống quản lý ( cơ cấu tổ chức, quy trình, quy chế làm việc), nguồn nhân lực, đầu tư vào công nghệ sản xuất và loại bỏ những lĩnh vực hoạt động không đem lại hiệu quả.
Bước 6: Huy động nguồn nhân lực và nguồn vốn thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp
Để đảm bảo 5 bước trên thành công, doanh nghiệp cần có chiến lược huy động nguồn vốn và nhân lực thực hiện, đồng thời phải tăng cường mở rộng mạng lưới quan hệ với các đối tác phù hợp.
Trên đây là các bước tái cấu trúc doanh nghiệp cơ bản mà bất kỳ lãnh đạo nào cũng cần biết tới. Hy vọng với những chia sẻ bổ ích này, bạn đã có thêm những ý tưởng đột phá để giúp cho doanh nghiệp của mình ngày càng phát triển.
Cũng cần nhắc lại đó là Verco với chuyên gia Nguyễn Kim Hùng đang cung cấp các dịch vụ tái cấu trúc doanh nghiệp từ các bước tư vấn đến thực hiện. Verco đã giúp nhiều doanh nghiệp đang trong giai đoạn khó khăn sau khi tái cấu trúc đã tiếp tục phát triển ổn định hơn rất nhiều.
Ngoài các dịch vụ về tái cấu trúc thì Verco cũng luôn có những khóa huấn luyện tài chính doanh nghiệp giúp những chủ doanh nghiệp có thể quản trị tài chính doanh nghiệp của mình hiệu quả hơn, chính xác hơn. Sau khi tham gia những khóa huấn luyện tại Verco những nhà quản lý doanh nghiệp đã có thể quản trị dòng tiền trong doanh nghiệp hiệu quả, có những chiến lược nguồn vốn chủ động và có những kế hoạch kinh doanh rõ ràng an toàn.
Chia sẻ