Bối cảnh nền kinh tế Thế giới trong việc chuyển đổi công nghệ số

Bối cảnh nền kinh tế Thế giới trong việc chuyển đổi công nghệ số

adminquantri

0 Bình luận

24/03/2020

Nhu cầu chuyển đổi công nghệ số trên thế giới

Từ thế kỷ XXI nền kinh tế trí tuệ trên thế giới đã bắt đầu được hình thành và phát triển. Điển hình như người máy công nghiệp được sử dụng thay thế cho người lao động. Các hoạt động lao động bằng trí óc cũng sẽ được lập trình cho người máy để thay thế. Các nguồn năng lượng mặt trời và nhiệt hạch… sẽ phổ biến và thay thế cho những cho các nguồn năng lượng hiện có. Các chất siêu dẫn, siêu cứng, siêu sạch, siêu bền… sẽ thay thế các vật liệu truyền thống. Công nghệ vi sinh, công nghệ gen sẽ phát triển…  Đây là kết quả của một cuộc cách mạng 4.0, phát triển toàn diện về khoa học kỹ thuật trong sản xuất và vận hành.

Qua đó có thể thấy, các thiết bị khoa học công nghệ đang không ngừng phát triển và được sử dụng rộng rãi. Dưới sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật, khả năng sản xuất thế giới sẽ được cung cấp lượng hàng hóa dồi dào và chi phí thấp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý của các chủ doanh nghiệp và vấn đề bức thiết là phải nhanh chóng giải quyết được bài toán quản lý và phát triển thị trường, năng cao giá trị cạnh tranh.

Do đó, việc chuyển đổi nền kinh tế công nghệ số đang là vấn đề cấp thiết cần được tiến hành để cải thiện năng lực cạnh tranh và tối ưu các hoạt động vận hành trong doanh nghiệp.


 

Chuyển đổi công nghệ số trong nền kinh tế thế giới

Con tàu CMCN 4.0 đã chuyển động và đang tăng tốc, tạo ra những chuyển biến có tính cách mạng trên phạm vi toàn cầu, làm thay đổi nhiều giá trị cũ, hình thành nên những giá trị mới chưa từng xuất hiện trong lịch sử. Đặc biệt, CMCN 4.0 mang lại sự hứng khởi sáng tạo và thúc đẩy việc tìm kiếm những đột phá mới trong mọi mặt lĩnh vực của đời sống loài người.

Đối với doanh nghiệp, một trào lưu mới đang nổi lên mạnh mẽ: đó là sự chuyển mình thông qua quá trình chuyển đổi số nhằm tạo ra bước nhảy vượt bậc về năng lực quản trị, trải nghiệm khách hàng và mô hình kinh doanh. Chuyển đổi số đã và đang làm thay đổi bản đồ năng lực cạnh tranh của các tập đoàn công ty lớn trên thế giới. ..


 

Nhu cầu chuyển đổi công nghệ số tại Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam cũng không nằm ngoài bối cảnh và tiến trình chuyển đổi số đó. Nó vừa là yêu cầu phát triển tự thân của doanh nghiệp cũng vừa là đòi hỏi của cả nền kinh tế Việt Nam đang cần tái cấu trúc, thay đổi về chất mô hình tăng trưởng, dựa nhiều hơn vào sáng tạo và tăng năng suất. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam ở hầu khắp các lĩnh vực thương mại, tài chính ngân hàng, giáo dục, y tế, du lịch, logistics, Công nghiệp chế tác,…) đã bắt tay vào công cuộc cải tổ chính mình theo xu hướng chuyển đổi số trên thế giới. 

Tuy vậy, chuyển đổi số doanh nghiệp còn là một khái niệm khá mới mẻ, đòi hỏi việc áp dụng và triển khai cần có cách thức phù hợp, với chiến lược đầu tư lâu dài, kế hoạch tương thích và sự dẫn dắt đúng đắn từ phía lãnh đạo các cấp cùng sự hưởng ứng nhiệt tình của từng cá nhân trong tổ chức.

Trong quá trình tìm kiếm và thực hiện lộ trình chuyển đổi số doanh nghiệp, đã có không ít cách tiếp cận, cách làm và cả những bài học quý báu của người đi trước, cả trên thế giới và ở Việt Nam, để lại. Đây thực sự là kho báu quý giá đem lại những lợi ích thiết thực trong tiết kiệm thời gian cũng như tối ưu hóa chi phí nguồn lực để có thể giúp doanh nghiệp Việt Nam đến đích nhanh hơn trong chuyển đổi số.


 

HỘI NGHỊ: “Áp dụng nền tảng số cho SMEs bình ổn hoạt động sản xuất kinh doanh và kết nối vốn – Thời COVID19” 

Ngày 04/03/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký và ban hành Chỉ thị Số 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19. Có thể thấy, Chính phủ đang liên tục có các hoạt động nhằm thúc đẩy kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp:

  1. Tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi về tiếp cận vốn, tín dụng, tài chính, thuế, thương mại, thanh toán điện tử

  2. Rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí cho doanh nghiệp

  3. Tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất, nhập khẩu

  4. Khẩn trương phục hồi và phát triển ngành du lịch, hàng không

  5. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh

Để thực hiện hoá và triển khai nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị Số: 11/CT-TTg, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) và Viện khoa học Quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa (SISME) đã nhận được chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng về việc cấp bách triển khai giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp SME, ứng phó kịp thời với dịch Covid-19.

Vì vậy, VINASME cùng SISME và Tập đoàn Kim Nam triển khai HỘI NGHỊ: “Áp dụng nền tảng số cho SMEs bình ổn hoạt động sản xuất kinh doanh và kết nối vốn – Thời COVID19”. Chương trình Hội thảo này nằm trong Đề án Chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa 2020.

Đề án có sự tham gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, cơ quan thông tấn, các doanh nghiệp công nghệ thông tin hàng đầu và cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.  


 

Thông tin chi tiết vui lòng tham khảo:

– Đề án chuyển đổi số: https://chuyendoiso.verco.vn/

– Hội nghị Áp dụng nền tảng số cho SMEs bình ổn sản xuất kinh doanh và kết nối vốn Thời COVID-19: https://chuyendoiso.verco.vn/hoinghi11 

hoặc liên hệ trực tiếp đến fanpage VERCO: https://www.facebook.com/VERCOVN/ 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận