Bí quyết xây dựng “đế chế” Panasonic: Thua lỗ cũng không sa thải nhân viên

Bí quyết xây dựng “đế chế” Panasonic: Thua lỗ cũng không sa thải nhân viên

adminquantri

0 Bình luận

10/08/2022

Konosuke Matsusһіta được biết đến là một trong những doanh nhân huyền thoại của Nhật Bản, người sáng lập nên “đế chế” đồ điện tử Panasonic nổi danh toàn cầu. Để có được thành công này, ngoài việc có một chiến lược xuyên suốt, tổng thể, một lộ trình dài hạn, yếu tố quan trọng hơn cả là yếu tố con người. Bởi vậy, trong những năm tháng dù khó khăn nhất, Konosuke Matsusһіta sẵn sàng chấp nhận thua lỗ, nhất quyết không sa thải nhân viên. 

Konosuke Matsusһіta xuất hiện trên báo chí như một doanh nhân thành công của Nhật Bản, nhưng ít ai biết rằng ông đã từng có một tuổi thơ cơ cực và khởi nghiệp chỉ với 97 yên.  Bằng sự nỗ lực, tìm tòi, học hỏi và say mê nghiên cứu, ông thành công phát minh ra chiếc đuôi đèn, sản phẩm này được khách hàng hoan nghênh và được cấp bằng sáng chế.

Tiếp tục đam mê sáng chế, năm 1923, ông cho ra mắt chiếc đèn xe đạp chạy bằng pin sau thời gian dài nghiên cứu và thử nghiệm. Phát minh này được cho là mang tính đột phá, tuy nhiên nó lại có giá thành khá cao nên không được các đại lý đón nhận. 

Không bỏ cuộc, ông nghĩ ra phương thức kinh doanh mới đó là bỏ bán buôn và chuyển sang bán lẻ, phương thức này đã giúp ông lấy lại niềm tin của người tiêu dùng. Bóng đèn xe đạp của Matsushita đã nhận được nhiều đơn đặt hàng từ các lái buôn, do đó Matsushita đẩy mạnh việc tìm đại lý báп lẻ để mở rộng thêm địa bàn.

Cuối năm 1929, Nhật Bản đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế mới, khiến nhiều doanh nghiệp bị “tổn thương” và buộc phải cắt giảm nhân công mỗi nhà máy khi không có việc. 

Trong bối cảnh ngàn cân treo sợi tóc đó, đứng trước yêu cầu của cấp dưới về việc cắt giảm bớt nhân sự để giảm chi phí, Matsushita cương quyết nói rằng sẽ không cắt giảm dù chỉ là một nhân viên. Ông nói:

“Tình trạng khủng hoảng này có thể chỉ là tình trạng tạm thời. Nếu vậy, làm sao chúng ta có thể sa thải những nhân viên tận tụy với công ty cho đến tận bây giờ? Khi cần thì tuyển, khi muốn thì sa thải, nếu cứ suy nghĩ thiển cận như vậy thì còn ai muốn cống hiến hết mình vì công ty không? Dù chỉ một người thôi cũng không được đuổi. Tiền công cho nửa ngày làm việc hay nửa ngày sản xuất, dù là một phần trăm cũng không được cắt!”

Thay vào đó, ông nghĩa ra giải pháp mới là bảo nhân viên bỏ hàng mẫu vào trong cặp đi chào hàng và cố gắng để có nhiều đơn đặt hàng hơn. Điều này đã được các nhân viên hưởng ứng và tích cực làm việc, mang những sản phẩm mẫu tới mọi nơi ở Osaka và Kyoto. Cứ thế, hàng tồn kho nhanh chóng được giải quyết và nhà máy lại đi vào hoạt động như bình thường.

Năm 1931, phạm vi hoạt động và ảnh hưởng của Matsushita đã vang dội cả nước với 200 loại sản phẩm điện. Công nhân đã lên tới hơn 1.000 người. Đến năm 1941, công ty của Matsushita thành một doanh nghiệp lớn với hơn 10.000 công nhân.

Từ năm 1955, công ty của Matsushita bắt đầu xuất khẩu đồ điện tử sang Mỹ với thương hiệu thương hiệu Panasonic. Từ đây, thời đại của thương hiệu này đã rộng mở và trở thành biểu tượng cho sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Nhật Bản.

Dưới sự dẫn dắt và nỗ lực của ông, Panasonic tăng trưởng nhanh chóng trong thời điểm kinh tế khó khăn. Bao nhiêu lần Panasonic gặp nghịch cảnh là bấy nhiêu lần không chịu đầu hàng trước số phận. Và một trong những điều làm nên thành công đó là quan điểm quản trị: Dù có thua lỗ cũng không sa thải nhân viên. 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận