Bài học quản trị vốn rút ra từ Món Huế bị tố nợ tiền nhà cung cấp, đóng cửa một loạt cửa hàng

Bài học quản trị vốn rút ra từ Món Huế bị tố nợ tiền nhà cung cấp, đóng cửa một loạt cửa hàng

adminquantri

0 Bình luận

28/10/2019

Mới đây, một status tố chuỗi nhà hàng Món Huế nợ tiền nhà cung cấp lan truyền trên mạng với tốc độ chóng mặt. Theo status này, Món Huế đã nợ tiền tối thiểu của 18 nhà cung cấp với số tiền lên tới hơn 10 tỷ đồng.

Bài học từ Món Huế

“Chúng tôi là tập thể nhà cung cấp nguyên liệu cho công ty Món Huế, Phở Ông Hùng hay còn gọi là Huy Việt Nam. Họ đã mua hàng của chúng tôi và đã quá hạn hợp đồng thanh toán nhưng không trả, và khi chúng tôi gọi điện những người có trách nhiệm không ai bắt máy. Văn phòng thì toàn bộ nhân viên nghỉ hết, các chi nhánh Món Huế cũng đóng cửa không hoạt động. Khi được hỏi thì nhân viên cho biết họ cũng là nạn nhân đã bị nợ lương hơn 2 tháng và không nhận được đồng nào”, status này cho biết.

Bị tố nợ tiền nhà cung cấp, Món Huế đóng cửa một loạt cửa hàng

Cụ thể, doanh nghiệp bị nợ tiền nhiều nhất là Rau củ quả Phương, hơn 2,7 tỷ đồng; Công ty rau củ quả Bảy Hùng (Bình Điền), 1,3 tỷ đồng, Công ty Hùng Hải Phong và Thanh Nhân Food, hơn 1 tỷ đồng…

văn phòng làm việc của Món Huế hoàn toàn trong cảnh “vườn không nhà trống”. Phòng Kế toán thì giấy tờ lộn xộn ngổn ngang, máy tính vẫn để trên bàn. Phòng Giám đốc điều hành thì “sạch bong” hơn, chỉ còn một xấp tài liệu được kẹp ghim để gọn trên bàn làm việc. Chủ toà nhà văn phòng đã đòi lại mặt bằng từ công ty Huy Việt Nam do không thanh toán tiền thuê nhà trong nhiều tháng nay.

Bài học rút ra là gì?

Công nợ của nhà cung cấp là dòng tiền rất cám dỗ. Kinh doanh lúc nào cũng có câu chuyện rủi ro về dòng tiền. Tiền từ nhà cung cấp thường không phải trả ngay, còn tiền của khách hàng lại thu về tay ngay lập tức. 

Doanh nghiệp cố gắng mua chịu (chiếm dụng vốn) của bên bán mà không chuẩn bị kế hoạch để trả nợ mà lấy tiền đi đầu tư mới hoặc tiêu dùng cá nhân. Khi các khoản nợ đến hạn và không có tiền để trả, dẫn tới tình trạng mất cán cân thanh toán.

Khi rơi vào trạng thái mất cán cân thanh toán, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng dẫn tới kết cục là luôn phải “rượt đuổi” tiền, rượt đuổi hợp đồng. Doanh nghiệp rơi vào vòng xoáy: nợ lương nhân viên, nợ nhà cung cấp.

Ở trạng thái đó, chắc chắn dẫn tới một hệ lụy là “sử dụng các khoản tiền không đúng mục đích”, ví dụ tiền trả lương được mang đi trả nợ, tiền trả nợ được mang đi trả ngân hàng… và cứ như vậy khi đạt tới đỉnh điểm thì sự cám dỗ của tín dụng đen là khó cưỡng.  Một khi đã dính vào tín dụng đen để tài trợ dòng tiền cho công ty thì coi như cầm chắc cái “chết” của công ty trong tương lai rất gần.

Giải pháp là gì?

Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng gặp tình trạng tương tự như Huy Việt Nam. Nguyên nhân sâu xa của hiện trạng này là do doanh nghiệp không xây dựng được một cấu trúc vốn rõ ràng. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải xây dựng cơ cấu vốn một cách rõ ràng: phân loại các khoản chi phí: chi thường xuyên, chi bất thường theo thời vụ, các chi phí cố định.

Chiến lược nguồn vốn doanh nghiệp

Từ đó, doanh nghiệp sẽ xây dựng được kế hoạch tài chính, cân đối được các nguồn vốn ngắn-trung-dài hạn phù hợp với từng loại chi phí; giúp doanh nghiệp tránh lâm vào tình trạng mất cân đối nguồn vốn như Huy Việt Nam.

VERCO tổ chức khoá huấn luyện “Chiến lược nguồn vốn doanh nghiệp” để nắm được giải pháp huy động vốn, xây dựng cơ cấu vốn vững chắc, quản trị nguồn vốn một cách tối ưu.

Chương trình phù hợp với các đối tượng là:

  • Chủ doanh nghiệp SME hoạt động trên 3 năm 
  • CFO
  • Kế toán

Diễn ra trong 2 ngày tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh  

Verco – Nâng tầm doanh nghiệp Việt

 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận