Bài học phát triển nền kinh tế số từ Hàn Quốc dành cho mục tiêu phát triển mới tại Việt nam
adminquantri
0 Bình luận
01/11/2020
Hàn Quốc là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển với tốc độ chóng mặt nhờ vào định hướng phát triển nền kinh tế số. Qua những trải nghiệm mà họ đã làm để phát triển, thực sự có thể đem đến nhiều kinh nghiệm hữu ích giúp Việt Nam rút ra những bài học quý giá để hướng đến phát triển nền kinh tế số linh hoạt và hiệu quả.
Thành tựu trong nền kinh tế số của Hàn Quốc
Hàn Quốc là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển theo xu hướng hiện đại sớm nhất – năm 190. Đây cũng là thời điểm xuất phát của những thành công mới trong nền công nghệ hướng đến mục tiêu hiện đại hóa công nghệ 4.0. Trong quá trình phát triển, xứ sở Kim chi đã đạt được 3 thành tựu lớn trong ngành công nghiệp kinh tế số:
Thành tựu trong nền kinh tế số của Hàn Quốc
Thứ nhất: Xây dựng chính phủ điện tử
Từ những nỗ lực đầu tiên trong việc xây dựng chính phủ điện tử được tiến hành vào cuối những năm 1980 bằng việc thực hiện dự án Hệ thống thông tin cơ bản quốc gia (NBIS). Chính phủ tập trung vào việc triển khai các các ứng dụng CNTT trên toàn quốc. Các sáng kiến chính phủ điện tử tập trung vào 3 mảng dịch vụ chính bao gồm:
+ Chính phủ vì Công dân (G4C);
+ Chính phủ với Doanh nghiệp (G2B);
+ Chính phủ với Chính phủ (Dịch vụ liên chính phủ – G2G).
Hàng ngàn dịch vụ công đã có sẵn trên mạng thông qua các biểu mẫu điện tử trên khắp các trang web chính phủ trung ương, khu vực và địa phương. Hệ thống chính phủ điện tử ưu việt của Hàn Quốc đóng vai trò như một mẫu hình cho nhiều quốc gia trên thế giới tham khảo và học tập. Ngay từ năm 2010, Hàn Quốc đã ký hợp đồng trị giá tới 73 triệu USD với Indonesia, Sri Lanka và nhiều nước đang phát triển khác nhằm xuất khẩu bí quyết và công nghệ để xây dựng hệ thống chính phủ điện tử.
Thứ hai: Phổ cập Internet
Theo kết quả khảo sát của Bộ Khoa học, Công nghệ thông tin và truyền thông, và Quy hoạch Hàn Quốc thì tỷ lệ người sử dụng Internet tại Hàn Quốc (tính từ trẻ 3 tuổi trở lên) năm 2016 đạt 88,3%, tăng 3,2% so với năm 2015. Đến tháng 11/2019 mức độ phổ cập internet ở Hàn Quốc đạt mức 89,3% cụ thể số lượng điện thoại thông minh ở Hàn Quốc lên tới 50,5 triệu vào tháng 10 vừa qua, so với 48,3 triệu chiếc 2018.
Phổ cập Internet tại Hàn Quốc
Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng là quốc gia đi đầu về những xu hướng công nghệ mới trong đó có mạng 5G. Theo công ty chuyên nghiên cứu thị trường Strategy Analytics, số lượng người chấp nhận điện thoại thông minh 5G tại Hàn Quốc dự kiến sẽ đạt 5.5% vào năm 2019 và 10.9% vào năm 2020. Đây là con số cao nhất trong tất cả các quốc gia trên toàn cầu. Mức độ phổ cập Smartphone đạt mức 80,6% và ước tính tăng đến 85,4% sau 4 năm nữa.
Xem thêm: 4 xu thế kinh doanh doanh nghiệp sẽ bùng nổ trong năm 2020
Thứ ba, mảng giao dịch TMĐT
Hàn Quốc hiện có quy mô dân số 51,2 triệu người với tổng sản phẩm trong nước đạt 1,8 nghìn tỷ USD. Quốc gia có quy mô thị trường thương mại điện tử đứng thứ 7 trên thế giới và thứ 3 ở châu Á. Các website bán hàng trực tuyến ở Hàn Quốc chiếm 42%/tổng doanh số bán lẻ của các nước, tỷ lệ này ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Trong đó 70% khách hàng mua sắm trực tuyến thực hiện giao dịch qua máy tính, 25% giao dịch qua smartphone và khoảng 2% thông qua máy tính bảng. Với khảo sát về giao dịch trực tuyến tại Hàn Quốc cho thấy 34% người Hàn Quốc sử dụng dịch vụ cổng thanh toán trực tuyến và 29% ưa sử dụng thanh toán qua ngân hàng.
Theo cơ quan thống kê của Hàn Quốc cho biết: tổng giá trị mua sắm trực tuyến trong tháng 11 năm 2019 tại Hàn Quốc đạt đạt 10,62 nghìn tỷ Won (tương đương với 9,5 tỷ USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số bán hàng trực tuyến tăng 22,7% năm 2019 so với năm 2018 lên mức 1,68 nghìn tỷ won.
Riêng doanh số bán ra của các mặt hàng thời trang online đã tăng vọt 10.4% lên mức 1,45 nghìn tỷ won trong tháng 11. Trong khi đó, doanh số bán hàng thực phẩm và đồ uống trực tuyến tăng 32,3% lên 911,4 tỷ won. Và các giao dịch thương mại điện tử thông qua điện thoại thông minh, máy tính bảng và các thiết bị di động khác đã tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.
Những bài học kinh nghiệm cho nền kinh tế số tại Việt Nam
Thông qua những thành tựu mà Hàn Quốc đạt được nhờ áp dụng nền kinh tế chuyển đổi số ngay từ sớm, chúng ta có thể đưa ra được 3 vấn đề cần học hỏi:
1. Tìm giải pháp “cởi trói” cho các doanh nghiệp
Nếu muốn phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam, thông qua bài học của Hàn Quốc cho thấy, nhất thiết phải có sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ phía Chính phủ với tư duy quản lí thông thoáng nhằm “cởi trói” cho các doanh nghiệp. Đặc biệt là hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Những bài học kinh nghiệm cho nền kinh tế số tại Việt Nam
Hiện nay, các doanh nghiệp tại Việt Nam thương gặp phải một tình trạng vô cùng khó xử lý đó là chính sách quản lý không cởi mở, thiếu linh hoạt, thông thoáng thì sẽ làm cho cả doanh nghiệp trong nước và nền kinh tế của quốc gia bị yếu thế trong cuộc cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài và các nền kinh tế trên thế giới.
Một vấn đề khác mà Việt Nam đang gặp phải đó là thiếu một kế hoạch quốc gia về chuyển đổi số nhằm tạo sự thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế số, hình thành đồng bộ hạ tầng số quốc gia. Hành động trước hết là cần xây dựng và công bố quy hoạch ngành về ứng dụng công nghệ thông tin để làm cơ sở ban hành các chuẩn trao đổi thông tin giữa các cơ quan, đơn vị, qua đó tạo sự liên kết, đồng bộ trong quá trình đầu tư và phát triển hạ tầng dựa vào ứng dụng công nghệ thông tin.
Hy vọng rằng với sự nhận thức được tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo công nghệ theo CMCN 4.0, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; Ban Chấp hành TW Đảng ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030 tầm nhìn 2045. Đặc biệt vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 52/NQ-TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0 sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội phát triển kinh tế số hiệu quả hơn.
Xem thêm: Lĩnh vực kinh doanh công nghệ được định vị phát triển nhất năm 2020
2. Cần đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật số cũng như các giải pháp công nghệ số hiện đại
Cả chính phủ và khu vực tư nhân đều cần phải nỗ lực đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật số cũng như các giải pháp công nghệ số hiện đại để triển khai ứng dụng số kết nối thông minh. Đặc biệt là các ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt, hiệu quả hóa chính phủ điện tử…
Để làm được điều này, Chính phủ phải tiên phong đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý. Về nâng cấp hạ tầng số, Chính phủ và các doanh nghiệp cũng cần khẩn trương chuẩn bị phương án triển khai dịch vụ 5G để có thể theo kịp xu hướng thế giới. Công nghệ 5G sẽ tạo cơ sở hạ tầng tốt cho việc kết nối Internet với vạn vật, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp SMEs.
3. Nâng cao nguồn lực CNTT phục vụ cho quá trình chuyển đổi kinh tế số
Bên cạnh việc tập trung nâng cấp hạ tầng kỹ thuật số thì việc nâng cấp về năng lực cho nguồn nhân lực CNTT cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Chương trình đào tạo nhân lực CNTT cần hướng đến đẩy nhanh xã hội hóa giáo dục công nghệ thông tin, đặc biệt là cập nhật giáo trình đào tạo CNTT gắn với các xu thế công nghệ mới như: (IoT), AI, công nghệ robot, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên tiếp cận lĩnh vực này càng sớm càng tốt. Đồng thời cũng nên đẩy mạnh liên kết đào tạo và thực hành giữa các trường và khu vực doanh nghiệp trong ứng dụng CNTT.
Xem thêm: M&A sẽ tăng mạnh ở Đông Nam Á năm 2020 – Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam
Cuối cùng, Chính phủ cần có chính sách tăng cường nhận thức của người dân và doanh nghiệp về kinh tế số về thuận lợi, khó khăn và những giá trị lợi ích mà kinh tế số mang lại. Nội dung cần phân cụ thể theo từng ngành, lĩnh vực, đặc biệt thông qua các cơ quan, doanh nghiệp và trường học.
Chia sẻ