Bài học cho doanh nghiệp qua cuộc chiến xe ôm

Bài học cho doanh nghiệp qua cuộc chiến xe ôm

adminquantri

0 Bình luận

01/11/2019

Những năm gần đây, xe ôm truyền thống dường như mất chỗ đứng và không còn thấy nhiều trên đường phố như ngày xưa nữa, không khó để nhận ra khi Grab và Go-Viet đã phát triển và thống trị phần lớn thị phần của thị trường tưởng chừng như rất cạnh tranh với rất nhiều các thường hiệu thuần việt có từ lâu đời như Mai Linh, Vinasun hay VATO này. Vậy điều gì có thể khiến cho hai thương hiệu nước ngoài xa xôi này có thể làm mưa làm gió trên thị trường Việt Nam như vậy?

Đầu tiên phải nói đến tốc độ phát triển, Grab chỉ mất 2 năm, từ tháng 02 năm 2014 để gia nhập và chiếm lĩnh thị trường, cùng với sự đầu tư chiến lược từ Microsoft và Softbank là hai ông lớn về tài chính và công nghệ trên thế giới, Grab như hổ mọc thêm cánh, họ khoét sâu vào thói quen hành vi của giới trẻ Việt Nam, bộ phận có nhu cầu di chuyển nhiều nhất, họ tận dụng công nghệ 4.0 và sự phát triển của mạng thông tin để mang đến cho chúng ta một trải nghiệm di chuyển hoàn toàn mới, đơn giản và hiện đại. Lúc này các hãng taxi, xe ôm truyền thống mới bắt đầu cảm thấy lo ngại, bắt đầu thay đổi nhưng chậm chạm để bắt kịp, thậm chí lãng phí thời gian vào những việc vô nghĩa như treo biểu ngữ phản đối, gây sức ép tới người tiêu dùng. Thị phần của các hãng xe truyền thống trở nên thu hẹp lại, sau đó là một loạt các hành động và tuyên bố mạnh mẽ của Mai Linh, Vinasun, ra app điện thoại riêng và nhiều cơ chế đãi ngộ tài xế cũng như khuyến mại thì Go-Viet, một thương hiệu của Indonesia lại bước vào và sử dụng tốc độ phát triển của mình nhanh chóng cùng Grab thống lĩnh thị trường. Grab và Go-Viet vẫn đang không ngừng cải tiến và ra đời những tiện ích ngày càng hoàn thiện, đó là yếu tố tốc độ mà phải chăng doanh nghiệp thuần Việt đang thiếu và rất thiếu?

Tiếp đến là thương hiệu, khi mà Grab đang thống trị, Go-Jek khi đó bước Indonesia đã quyết định đổi tên thành Go-Viet và nhanh chóng chiếm lĩnh phần nào thị trường, cạnh tranh trực tiếp với Grab, đây là hành động thông minh, dùng sức mạnh của thương hiệu thu hút cảm tình và nhiều chính sách tốt là chìa khóa trong thành công của Go Việt gần đây.

Cuối cùng là khả năng huy động vốn và tầm nhìn, đây vẫn là vấn đề cố hữu với doanh nghiệp Việt Nam, khi mà vốn đầu tư mỏng, sản phẩm chưa thực sự chất lượng và mức độ tiếp cận người dùng còn hạn chế. Thật khó để một doanh nghiệp có thể tồn tại, chưa nói gì đến cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. Đây là một bài toán khó, một thách thức đối với doanh nghiệp Việt và nhà nước trong quá trình phát triển doanh nghiệp nước nhà hiện nay.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận