Nợ xấu là gì? 6 giải pháp giúp doanh nghiệp tránh rơi vào tình trạng nợ xấu
adminquantri
0 Bình luận
03/08/2021
Tình trạng nợ xấu ngân hàng vẫn luôn là vấn đề “nhức não” cần được giải quyết của rất nhiều doanh nghiệp hiện nay. Lịch sử nợ xấu sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của doanh nghiệp. Có giải pháp nào giúp doanh nghiệp giải quyết tối đa được vấn đề này? Hãy cùng Verco tìm kiếm nhé!
Nợ xấu là gì?
Nợ xấu (tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Non-Performing Loan, viết tắt là NPL hoặc cụm từ Bad Debt) hay còn gọi là nợ khó đòi, là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của người cho vay, điều này thường xảy ra khi người đi vay đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản.
Nợ xấu sẽ gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc thường quá ba tháng căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.
Thông tin nợ xấu của khách hàng khi vay vốn sẽ được lưu trữ trên 2 trung tâm tín dụng:
-
CIC: Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam, được điều hành bởi ngân hàng nhà nước
-
PCB: Công ty cổ phần Thông tin tín dụng Việt Nam. Đây là trung tâm tín dụng được điều hành bởi công ty trung tâm tín dụng tư nhân
Trước đây các ngân hàng hay tổ chức tín dụng chủ yếu tra cứu thông tin nợ xấu của khách hàng trên CIC nhưng hiện nay cả CIC và PCB đều được sử dụng song song để kiểm tra thông tin nợ xấu.
Nợ xấu ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai của doanh nghiệp
Trong quá trình hoạt động kinh doanh,việc huy động vốn bằng hình thức vay nợ là điều tất yếu phải xảy ra để duy trì cũng như đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thế nhưng, kinh doanh luôn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu tài chính để chi trả cho những khoản nợ tới hạn phải thanh toán. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nợ khó trả hay “Nợ xấu”.
Điều này gây nhiều bất lợi cho doanh nghiệp thậm chí là con đường dẫn đến “tử huyệt”, khiến doanh nghiệp rất khó để có khả năng huy động vốn từ các công ty, đơn vị tài chính chính thống, phục vụ các hoạt động đầu tư và kinh doanh trong tương lai:
Bị phạt lãi suất chậm thanh toán cho những ngày chậm thanh toán theo quy định và cam kết của doanh nghiệp với bên cho vay.
Phân loại nhóm nợ tương ứng với số ngày trễ thanh toán. Nếu doanh nghiệp bị xếp vào nợ nhóm 2 thì về sau sẽ khó được chấp thuận khoản vay hơn, hoặc nếu có vay thì tỷ lệ tài trợ sẽ không cao hay sẽ phải chịu một mức lãi suất cao hơn bình thường.
Đánh mất uy tín trên thị trường tín dụng, điều này đặc biệt nguy hiểm cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp chậm trả cho bất kỳ tổ chức tín dụng nào thì ngoài việc bị chính tổ chức đó không cho vay nữa mà còn có khả năng bị những tổ chức tín dụng khác từ chối khoản vay.
Quan trọng nhất đó là, Nợ xấu sẽ được hệ thống của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia (CIC) lưu giữ trong vòng 5 năm gần nhất kể từ ngày khoản vay được xác nhận là nợ xấu. Khi đã rơi vào tình trạng nợ xấu thì doanh nghiệp rất khó để tiếp tục vay vốn
Giải pháp cải thiện tình trạng nợ xấu của doanh nghiệp
Để tránh khỏi tình trạng nợ xấu, ngân hàng và các chuyên gia kinh tế hàng đầu đã đưa ra rất nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp tránh khỏi tình trạng trên. Trong đó, doanh nghiệp có thể áp dụng 6 giải pháp sau:
– Nắm chắc các quy định pháp luật về xác định nợ xấu.
– Cân nhắc thật kĩ khả năng tài chính, mức trả nợ hàng tháng của doanh nghiệp.
– Không chủ quan về thời gian trả nợ.
– Thỏa thuận kỹ về trách nhiệm trả nợ khi vay chung.
– Lên kế hoạch trả hàng tháng khi công việc phải thường xuyên đi công tác.
– Luôn theo dõi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Hy vọng với những chia sẻ về nợ xấu và mối nguy hại của tình trạng này đối với doanh nghiệp mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp doanh nghiệp hiểu ra những vấn đề mà mình mắc phải. Bên cạnh đó, các nhà quản lý, CFO cũng cần nắm được các kiến thức thực tế về Chiến lược nguồn vốn doanh nghiệp để xây dựng được cơ cấu vốn rõ ràng cho từng giai đoạn của doanh nghiệp.
Chia sẻ