Đại diện Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ Fred Burke đề xuất 10 vấn đề cải cách thủ tục hành chính (Phần 2)

Đại diện Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ Fred Burke đề xuất 10 vấn đề cải cách thủ tục hành chính (Phần 2)

adminquantri

0 Bình luận

06/08/2020

Bên cạnh 5 “kế sách” cải cách thủ tục hành chính (Phần 1) tại hội nghị hiến kế cải cách cơ chế chính sách, thủ tục hành chính giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh sau dịch bệnh COVID-19. Đại diện Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ Fred Burke  tiếp tục đê xuất 5 vấn đề trong hội nghị về các lĩnh vực: Bất động sản, nông nghiệp, hợp tác với các đối tác trong khu vực, …

6. Bất động sản

Tình trạng thiếu thống nhất, đồng bộ về chính sách gây bất lợi đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực bất động sản. Ví dụ, Quyết định số 86/2010/QĐ-TTg quy định mọi doanh nghiệp đều có thể di dời với một số điều kiện nhất định nhưng Nghị định số 107/2017/NĐ-CP thay thế Quyết định 86 không có cùng đối tượng áp dụng như Quyết định 86.

Cụ thể, Quyết định 86 quy định doanh nghiệp chuyển sang địa điểm mới do gây ô nhiễm môi trường hoặc tuân thủ quy hoạch xây dựng đô thị mới của cơ quan có thẩm quyền có thể tiếp tục trở thành chủ đầu tư dự án mới tại các địa điểm cũ. Tuy nhiên, Nghị định 167 thay thế Quyết định 86 chỉ điều chỉnh doanh nghiệp thuộc sở hữu toàn bộ của Nhà nước hay doanh nghiệp có trên 50% vốn điều lệ thuộc sở hữu của Nhà nước. Nghị định này không điều chỉnh doanh nghiệp cổ phần hóa, doanh nghiệp có dưới 50% vốn điều lệ thuộc sở hữu Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Đại diện Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ Fred Burke đề xuất 10 vấn đề cải cách thủ tục hành chính

Tình trạng thiếu thống nhất, đồng bộ trong chính sách của Chính Phủ đã gây ảnh hưởng đến nhiều công ty vì nhiều dự án và hoạt động đầu tư không thể tiếp tục thực hiện vì sự thiếu thống nhất, đồng bộ đó. Trong trường hợp cụ thể này, chúng tôi đề xuất điều chỉnh Nghị định 167, theo đó quy định của Nghị định 167 sẽ áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp là đối tượng áp dụng của Quyết định 86; hoặc ban hành quy định mới cho phép mọi doanh nghiệp được tiếp tục làm chủ đầu tư của các dự án và quy định thủ tục rõ ràng để thực hiện dự án.

7. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực

Chúng tôi hiểu rằng Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đăng ký chờ ký kết. Chúng tôi rất mong Chính phủ tiếp tục xúc tiến RCEP trong năm 2020, đặc biệt khi Việt Nam đóng vai trò chủ tịch ASEAN năm nay. RCEP sẽ giúp ASEAN hội nhập hơn nữa với các đối tác thương mại ngoài ASEAN và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại qua biên hò từ đó thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

8. Gia hạn thời hạn để vận hành thương mại cho các dự án điện gió với Biểu Bảo (FiT) theo Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg (Quyết định 39)

Covid-19 làm gián đoạn chuỗi cung ứng thiết bị để xây dựng nhà máy điện gió, dân đến đỉnh Mỹ việc vận hành và hoạt động thương mại của các dự án điện gió. Do đó, chúng tôi đề xuất BCT nên sớm cân nhắc gia hạn thời hạn của FIT cho điện gió đến ngày 31/12/2023. Điều này giúp các nhà phát triển và nhà đầu tư vào điện gió có thể yên tâm tiếp tục xây dựng dự án và đảm bảo cung cấp điện nguồn ổn định cho Việt Nam.

Đại diện Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ Fred Burke đề xuất 10 vấn đề cải cách thủ tục hành chính

Để cụ thể hơn, chúng tôi đề xuất là bước đầu tiên của các biện pháp này, Bộ Công thương cần xem xét đề xuất gia hạn thời hạn ngày 1/11/2021 theo Quyết định 39 đến một thời điểm sau đó (có tính đến các khung thời gian kéo dài do việc thực thi Luật Quy hoạch, tác động của Covid19 và các vấn đề cấp phép và phát triển khác) bằng cách điều chỉnh kéo dài thời hạn này theo Quyết định 39 hiện tại trong khi vẫn giữ nguyên mức giá điện như được quy định trong Quyết định 39. Quyết định này cần được sớm ban hành bởi BCT và Thủ tướng Chính phủ.

Đối với biểu giá điện mới/sửa đổi cho giai đoạn sau, vì các nghiên cứu về biểu giá cho điện gió mới trong giai đoạn mới đến ngày 31/12/2023 dự kiến sẽ tốn thời gian và phải soạn thảo Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ và tham vấn thêm với các bộ ngành khác, BCT có thể xem xét để soạn thảo và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành một quyết định khác về FiT mới cho điện gió cho giai đoạn mới.

9. Gia hạn thời hạn để các nhà phát triển điện mặt trời được hưởng FiT theo Quyết định 13/2000/QĐ-TTg (Quyết định 13)

Do ảnh hưởng của đại dịch trên toàn cầu, sự chậm trễ và kéo dài công việc xây dựng của các nhà máy điện mặt trời và hệ thống điện mặt trời trên mái nhà có thể xảy ra.

Chúng tôi đề xuất chính sách cho các dự án điện mặt trời và hệ thống điện mặt trời trên mái nhà nên được xây dựng trên cơ sở lâu dài và bền vững, Chính phủ nên xem xét gia hạn FiT thêm 12 tháng (hoặc ít nhất 6 tháng) so với thời hạn hiện tại là 31/12/2020 cho cả các nhà máy điện mặt trời và hệ thống điện mặt trời trên mái nhà.

Đối với các dự án/trang trại điện mặt trời, chúng tôi hiểu rằng Fit mới chỉ giới hạn khoảng 36 dự án/trang trại điện mặt trời đã có quyết định chủ trương đầu tư trước ngày 23/11/2019 và điều này đã được quy định theo Quyết định 13. Tuy nhiên, do tác động của Covid-19 và các vấn để cấp phép và phát triển khác, để huy động kịp thời tất cả các dự án có lẽ thời hạn ngày 31/12/2020 để vận hành thương mại nên được gia hạn.

Đối với điện mặt trời trên mái nhà, mặc dù các hệ thống này có quy mô nhỏ do Quyết định 13 được ban hành chính thức vào ngày 6/4/2020, thời hạn, thời hạn ngày 31/12/2020 để vận hành thương mại cũng rất hạn hẹp và cần được gia hạn.

10. Nông nghiệp

40 ngày 9 tháng 3 năm 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN & PTNT) đã ban hành Thông tư 04 quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCKTQG) 01-190: 2020 về thức ăn chăn nuôi và các thành phần trong thức ăn thủy sản – mức tối đa của các chất không mong muốn. QCKTQG này được phát triển từ và sẽ thay thế QCKTQG 01-78: 2011 từ ngày 1 tháng 7 năm 2020 để quản lý Nhà nước về thức ăn chăn nuôi được quy định trong Nghị định 13. So với QCKTQG 01-78, quy định mới đã loại bỏ các chỉ số không cần thiết như độ ẩm và protein nhưng thêm kim loại nặng và salmonella vào danh sách chất không mong muốn. Vì sự thay đổi này, từ ngày 1 tháng 7 năm 2020, các nhà nhập khẩu thức ăn và nguyên liệu truyền thống cho thức ăn thủy sản phải tuyên bố hợp quy với năm thông số an toàn, arsenic, chì, aflatoxin B1, chỉ số peroxide và salmonella.

QCKTQG này tạo ra một rào cản kỹ thuật mới đối với thương mại và ngăn chặn việc nhập khẩu ngũ cốc vào thị trường Việt Nam. Việc thay đổi QCKTQG sẽ dẫn đến thay đổi trong việc kiểm tra các chỉ số mới cho hàng ngàn sản phẩm khác nhau. Thủ tục kiểm tra này sẽ mất vài tháng để thực hiện. Ngoài ra, các lô hàng vận chuyển thường được xác nhận, chuẩn bị và vận chuyển trước nhiều tháng để đáp ứng nhu cầu đặt hàng tại Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp không thể tuân thủ đầy đủ quy định mới này từ ngày 1 tháng 7 năm 2020.

Ngoài ra, việc thực hiện QCKTQG như đã nêu sẽ làm tăng đáng kể chi phí tổng thể phát sinh từ kiểm tra bổ sung. Chi phí như vậy sẽ được chuyển qua chuỗi cung ứng cho các nhà sản xuất thức ăn Việt Nam và cuối cùng sẽ do người tiêu dùng chịu. Việc tăng giá nguyên liệu sẽ dẫn đến sự tăng giá của các sản phẩm chăn nuôi, tạo gánh nặng không cần thiết cho thương mại và tiêu dùng chăn nuôi của Việt Nam. Điều này có thể tác động tiêu cực đến việc cung cấp thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam và các nỗ lực của Bộ NN & PTNT đối với quá trình tái thiết nguồn lợn ở Việt Nam sau dịch tả lợn châu Phi, đặc biệt là trong thời điểm đầy thách thức của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu như hiện nay.

Đề xuất:

Để ngăn chặn tác động tiêu cực đến nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi của Việt Nam và quá trình xây dựng lại nguồn đàn lợn, chúng tôi đề xuất Bộ NN & PTNT trì hoãn việc thực hiện Thông tư 04 (OCKTQG mới) trong 6 tháng để có đủ thời gian cho ngành chuẩn bị tuân thủ đúng các thông số do quy định mới này.

Cuối cùng, kết thúc bài phát biểu, đại diện Fred Burke Đại diện của AmCham tại Hội động tư vấn Cải cách thủ tục Hành chính đã gửi lời cảm ơn  đến Chính phủ Việt Nam. Đồng thời Amcham cũng như hy vọng  sẽ có nhiều cuộc đổi loại mang tính xây dựng hơn nữa trong việc cải cách hành chính để hỗ trợ phục hồi kinh tế Việt Nam sau dịch COVID-19.

Xem tiếp: 

Đại diện Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ Fred Burke đề xuất 10 vấn đề cải cách thủ tục hành chính (Phần 1)

Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thuỷ Sản Việt Nam (Vasep) Đề Xuất, Kiến Nghị Các Cơ Chế, Chính Sách, Thủ Tục Hành Chính

Nhận định về công cuộc cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2020 – 2025

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận