Cấu trúc vốn – Xương sống vững chắc giúp doanh nghiệp phát triển bền vững
adminquantri
0 Bình luận
02/10/2020
Theo chuyên gia tài chính Nguyễn Kim Hùng, Để xây dựng Chiến lược nguồn vốn doanh nghiệp thành công, phục vụ hiệu quả cho sự phát triển bền vững, CEO phải xây dựng được cấu trúc vốn doanh nghiệp một cách chi tiết, phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp có cấu trúc vốn tốt sẽ tạo ra sự trường tồn cho doanh nghiệp
Nếu Xây dựng doanh nghiệp mà không có cấu trúc vốn sẽ được ví như một ngôi nhà to lớn dựng trên nền móng nhỏ bé, yếu ớt. Như vậy chỉ với một tác động nhẹ thì ngôi nhà của bạn cũng sẽ dễ dàng bị đổ bất kỳ lúc nào. Vậy Cấu trúc vốn doanh nghiệp cần có những yếu tố nào?
Các yếu tố cấu thành trong Cấu trúc vốn doanh nghiệp
Doanh nghiệp có thể dễ dàng chia nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thành 2 phần chính như sau:
1. Cố định:
Tài sản cố định: Theo quy định của nước ta hiện nay (thông tư 45/2013/TT-BTC) các tài sản có giá trị đơn vị từ 30 triệu đồng và thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên đủ điều kiện là tài sản cố định. Nguồn vốn đầu tư về cơ sở vật chất, phục vụ cho hoạt động sản xuất và điều hành của doanh nghiệp như: trang thiết bị máy móc, nhà xưởng, xe cộ,… tư liệu sản xuất chuyên dùng trong sản xuất kinh doanh, có giá trị lớn và dùng được vào nhiều chu kì sản xuất.
2. Lưu động
Tài sản lưu động: Tài sản lưu động của doanh nghiệp là tất cả những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong 1 năm (nếu chu kỳ kinh doanh < 1 năm) hoặc trong vòng một chu kỳ kinh doanh, (nếu chu kỳ kinh doanh > 1 năm).
Lưu động thường xuyên: Là các khoản bắt buộc phải chi thường xuyên ( hàng tháng, hàng quý) ví dụ: lương nhân viên, internet, điện, nước, tiền thuê mặt bằng. Một bộ phận tài sản lưu động thường xuyên sẽ phục vụ cho hoạt động kinh doanh cần thiết của doanh nghiệp.
Lưu động: Vốn lưu động là số vốn được sử dụng để sản xuất hàng hoá theo nhu cầu theo từng chu kì sản xuất kinh doanh. ví dụ: mua vải, chỉ, bông để sản xuất quần áo.
Lưu động thời vụ: Nguồn vốn mang tính thời vụ, chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian nhất định, ví dụ khẩu trang tăng đột biến do dịch Corona. Vốn lưu động thời vụ có thể sử dụng: Vốn chủ sở hữu, bao thanh toán, vay theo món, chiếm dụng.
Sự sụp đổ của Món Huế năm 2019 chính là ví dụ điển hình cho việc doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất cân đối cấu trúc vốn. Lấy vốn ngắn nuôi vốn dài dẫn tới mất thanh khoản, nợ nhà cung cấp, nợ nhà đầu tư. Điều này đã dẫn đến kết cục “bi thảm” của một doanh nghiệp đáng mơ ước một thời.
Tầm quan trọng của Cấu trúc vốn doanh nghiệp
Cấu trúc vốn được ví như bộ xương của doanh nghiệp, nếu Chủ doanh nghiệp xây dựng được cấu trúc vốn bài bản, biết cách sử dụng nguồn vốn thông minh sẽ giúp doanh nghiệp phát triển trường tồn, tránh việc thiếu hụt tiền để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Như vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là: Cấu trúc vốn thế nào là bền vững? Dựa vào cấu trúc vốn, doanh nghiệp nên sử dụng nguồn vốn trong từng giai đoạn phát triển như thế nào? Làm thế nào để sử dụng hiệu quả vốn cố định, vốn lưu động, từ đó đảm bảo dòng tiền đều đặn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh…
Để áp dụng bài toán Cấu trúc vốn doanh nghiệp vào xây dựng chiến lược vốn doanh nghiệp và trả lời những câu hỏi về cấu trúc vốn thì doanh nghiệp cần làm rõ được các nội dung:
- Xây dựng cấu trúc vốn doanh nghiệp bài bản
- Chiến lược huy động vốn đa kênh
- Cách thức đầu tư tài sản hiệu quả
- Tối ưu chi phí sử dụng vốn.
Và tìm hiểu những bài học kinh nghiệm của các doanh nghiệp không có cấu trúc vốn và doanh nghiệp xây dựng thành công cấu trúc vốn bài bản cho doanh nghiệp. Để từ đó rút ra được những bài học cho mình, bên cạnh đó sẽ tìm ra được cho mình một hướng đi riêng để phát triển
Nhận thấy sự yếu kém về khả năng xây dựng Cấu trúc vốn doanh nghiệp và tầm quan trọng của việc Xây dựng vốn doanh nghiệp hiện nay, Chuyên gia tài chính – Nguyễn Kim Hùng đã kết hợp cùng Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam -VINASME cùng Công ty tái cấu trúc Doanh nghiệp Việt VERCO tổ chức khóa đào tạo Chiến lược nguồn vốn doanh nghiệp Online k30. Chương trình được triển khai qua các nội dung:
- Xây dựng cấu trúc vốn doanh nghiệp bài bản
- Chiến lược huy động vốn đa kênh
- Cách thức đầu tư tài sản hiệu quả
- Tối ưu chi phí sử dụng vốn.
- Chia sẻ bài học kinh nghiệm từ chuyên gia.
Thông qua khóa đào tạo này, Chuyên gia Tài Chính – Nguyễn Kim Hùng sẽ giúp các CEO biết cách quản lý dòng tiền hiệu quả, nắm được giải pháp huy động vốn, tối ưu và quản trị nguồn vốn.
Khóa đào tạo đã có hơn 1000 chủ doanh nghiệp đã đăng ký tham dự khóa học “Chiến lược nguồn vốn Doanh nghiệp”. Trong đó có 95% doanh nghiệp áp dụng hiệu quả các nội dung của khóa học vào Công cuộc xây dựng và phát triển tương lai của doanh nghiệp.
Với mục tiêu “nâng tầm Doanh nghiệp Việt” và hưởng ứng phong trào Chuyển đổi số doanh nghiệp, Chuyên gia Tài Chính – Nguyễn Kim Hùng sẽ bắt đầu mở khóa học Chiến lược nguồn vốn Online K30 dành cho các quản lý doanh nghiệp(từ 3 năm trở lên), CEO, Fouder, Lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc đã học qua lớp MBA. Khóa học diễn ra liên tục trong 5 ngày, (Từ 17/02 – 22/02/2020). Học viên học ngoài giờ hành chính, bắt đầu từ 20h00 – 23h00.
Chia sẻ