Tham luận “Covid-19: Đánh thức nhu cầu làm chủ nền tảng số để thích ứng” (PHẦN 3)

Tham luận “Covid-19: Đánh thức nhu cầu làm chủ nền tảng số để thích ứng” (PHẦN 3)

adminquantri

0 Bình luận

20/04/2020

Tham luận “Covid-19: Đánh thức nhu cầu làm chủ nền tảng số để thích ứng” (PHẦN 3) 

III. Những khó khăn trước mắt do dịch Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hàng nghìn doanh nghiệp đang phải cắt giảm quy mô sản xuất, giảm giờ làm. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp phải co hẹp do các ảnh hưởng của dịch covid-19 bởi: thiếu và khan hiếm nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, các kênh liên lạc với khách hàng bị gián đoạn, nhân công bị phân tán, khó tiếp cận nguồn vốn.

Về đầu vào, khó khăn trước hết là thiếu nguồn nguyên liệu sản xuất, chi phí Logistics tăng cao, thậm chí có hợp đồng vận chuyển chịu mức phí tăng gấp 3 lần so với trước khi xảy ra dịch. Bên cạnh đó, các DNNVV sử dụng vốn vay tương đối nhiều, vì vậy khi doanh thu sụt giảm thì khó khăn tài chính càng lớn. Về đầu ra, nhiều DNNVV đang phải đối mặt với tình trạng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ sụt giảm mạnh. Mặc dù doanh nghiệp đã áp dụng các hình thức làm việc từ xa, quản lý kết quả công việc thông qua các công cụ quản lý trực tuyến, tuy nhiên hiệu quả thực thi công việc ở một số lĩnh vực bị suy giảm đáng kể; đặc biệt là các công việc đòi hỏi làm việc theo nhóm, đội hoặc các công việc sản xuất trực tiếp.

Một khảo sát của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ cho thấy, nếu Covid-19 kéo dài 6 tháng, 74% số doanh nghiệp được khảo sát có thể sẽ phá sản, gần 30% số doanh nghiệp mất 20 – 50% doanh thu, 60% số doanh nghiệp giảm hơn một nửa doanh thu.

IV. Các đề xuất, kiến nghị cụ thể với Đảng, Quốc hội, Chính phủ, bộ, ngành

1. Hỗ trợ DN đổi mới KHCN để kết nối theo chuỗi cung ứng toàn cầu

Các giải pháp hỗ trợ đổi mới KHCN cần hướng tới việc phổ biến công nghệ, kèm theo việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, thể chế, tạo nên sức lan toả về công nghệ. Hiện tại Chính phủ đã và đang triển khai tích cực các chính sách trên. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng các giải pháp chính sách cần quan tâm đến một số vấn đề sau:

Cần có một chiến lược đổi mới KHCN cụ thể cho các DN có quy mô vừa và nhỏ, gồm các bước:

(1) Nhận diện xu hướng thay đổi cấu trúc chuỗi giá trị của các ngành sản xuất kinh doanh có sự dịch chuyển các cơ sở sản xuất từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển trên cơ sở phân tích ngành và phân tích phí sản xuất  trung  bình  của  toàn ngành;

(2) Xác định nhóm DN và  thu  thập thông tin chi tiết về các DN   ở các nước phát triển có nhu cầu di chuyển nhà máy sang các nước đang phát triển;

(3) Chuẩn bị hồ sơ giới thiệu về các lợi thế của DN nội địa và thiết kế các kịch bản tiếp cận và thuyết phục đối tác hợp tác;

(4) Tìm hiểu đối tác nước ngoài và đề xuất hướng hợp tác trên cơ sở phát huy lợi thế và thỏa mãn nhu cầu của hai bên. Từng DN riêng  lẻ không thể đủ khả năng để thực hiện các công việc nêu trên. Do đó, đối với từng ngành, các hiệp hội ngành hàng và các cơ quan quản  lý  chuyên  ngành  phải  có hướng tập trung, đồng bộ để hỗ trợ DN thực hiện các bước trên.

Cần xây dựng thí điểm một số khu, cụm công nghiệp chuyên ngành và các trung tâm nghiên cứu đầu ngành để trợ giúp kỹ thuật công nghệ cho các DN.

Đẩy mạnh phát triển một số thương hiệu quốc gia cho một số sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh. Trước đó, Nhà nước phải đầu tư cho việc nghiên cứu thị trường quốc tế về những sản phẩm tiềm năng của Việt Nam, để trên cơ sở đó, DN Việt Nam (một nhóm DN trong một ngành) tập trung cải thiện chuỗi giá trị theo nhu cầu thị trường và xuất khẩu. Đây là cách tốt nhất để các DN Việt Nam có thị trường một cách bền vững và nâng tầm hoạt động của mình.

Thúc đẩy DN Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, từng bước nâng cấp sản phẩm để trở thành nhà cung ứng cấp 1 và nhà thầu chính.

2. Tăng cường các giải pháp hỗ trợ tài chính cho đổi mới KHCN

Đổi mới cơ chế hỗ trợ tài chính từ nguồn ngân sách nhà nước/vốn ODA cho các DN được hưởng các chính sách ưu đãi khi tham gia các chương trình đổi mới KHCN, công nghệ cao…

–       Tăng cường hoạt động của Quỹ phát triển DN nhỏ và vừa, thông qua đó tạo thêm nguồn vốn dài hạn, có lãi suất hợp lý cho các DN nhỏ và vừa đầu tư đổi mới KHCN, cập nhật công nghệ. Nâng cao vai trò hoạt động của các cơ quan tín dụng chính sách như quỹ bảo lãnh tín dụng, quỹ đổi mới và ứng dụng KH&CN, tăng cường áp dụng phương thức thuê mua tài chính cho khu vực tư nhân và các DN nhỏ và vừa để họ dễ dàng mua sắm thiết bị, máy móc mới. Đẩy mạnh hoạt động của các quỹ đầu tư nhân, quỹ đầu tư mạo hiểm.

–       Có chính sách hỗ trợ tài chính cho các DN đổi mới sáng tạo trong các vườn ươm DN phù hợp theo từng giai đoạn: khởi sự, tăng trưởng, phát triển thành DN lớn.

–       Xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan để đánh giá tín nhiệm DN, đánh giá rủi ro cho vay đối với khu vực tư nhân, đặc biệt là đối với DN nhỏ và vừa chưa có lịch sử tiếp cận tín dụng, thông qua đó tăng cường các khoản cho vay tín chấp.

3. Tăng cường liên kết các DN trong nước và các DN FDI

–       Thúc đẩy các chương trình kết nối thông tin phục vụ phổ biến công nghệ để phát triển công nghiệp phụ trợ và trao đổi hàng hóa.

–       Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên gia của các DN nước ngoài và các DN FDI.

–       Thúc đẩy vai trò của các hiệp hội DN trong việc kết nối giữa DN Việt Nam với các DN FDI, DN nước ngoài…

–       Khi các DN đã tiếp cận được các DN FDI trong chuỗi cung ứng, thì Nhà nước cần có ưu đãi ngay để có kênh thông tin và ngân hàng có thể cho vay ưu đãi, nếu có sự đảm bảo của các DN nước ngoài và công nghệ cao thì cần có cơ chế hỗ trợ đặc biệt.

–       Tổ chức kết nối DN tham gia hội chợ nước ngoài, tiến hành giao lưu DN Việt Nam – DN nước ngoài.

Tìm hiểu thêm: Các giải pháp chủ động của Hiệp hội và doanh nghiệp (Phần 4) 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận