3 phương án cải cách thủ tục hành chính đột phá nhằm thúc đẩy năng suất cho SMEs sau Covid

3 phương án cải cách thủ tục hành chính đột phá nhằm thúc đẩy năng suất cho SMEs sau Covid

adminquantri

0 Bình luận

09/10/2020

 

Ngày 07/10/2020 Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) đã đồng chủ trì với Bộ Khoa Học & Công Nghệ tại Hội Nghị : “Thúc đẩy năng suất cho SMEs sau Covid trên nền tảng đổi mới KHCN và cải cách thủ tục hành chính”. Tại hội nghị, Ông Nguyễn Kim Hùng – Phó viện trưởng Viện khoa học quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa (SISME) đã trình bày bản tham luận Giải quyết các vấn đề về thủ tục hành chính trong chuyển đổi số nhằm thúc đẩy năng suất cho SMEs sau Covid.

3 phương án cải cách thủ tục hành chính đột phá nhằm thúc đẩy năng suất cho SMEs sau Covid

Hội Nghị : Thúc đẩy năng suất cho SMEs sau Covid trên nền tảng đổi mới KHCN và cải cách thủ tục hành chính

3 phương án cải cách thủ tục hành chính của ông Nguyễn Kim Hùng tại hội nghị

Trong hội nghị, ông Nguyễn Kim Hùng đã đại diện cho Viện khoa học quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa (SISME) và các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đề xuất 3 ý kiến cải cách thủ tục hành chính. Cụ thể:

Vấn đề các doanh nghiệp đang gặp phải hiện nay

Hiện nay, chính phủ vẫn chưa ban hành các đạo luật cụ thể về tiêu chuẩn cho các doanh nghiệp chuyển đổi số, áp dụng chuyển đổi số,… Để từ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng được chiến lược phát triển dài hạn cho công ty.

Đề xuất giải pháp cải cách thủ tục hành chính

Hội Nghị : "Thúc đẩy năng suất cho SMEs sau Covid trên nền tảng đổi mới KHCN và cải cách thủ tục hành chính

Ông Nguyễn Kim Hùng – Phó viện trưởng SISME trình bày 3 phương án cải cách thủ tục hành chính tại hội nghị

  1. Ưu tiên về thuế quan

Chính phủ cần tìm ra giải pháp ưu tiên hoặc cắt các khoản thuế quan, tiến hành gây quỹ sản xuất đầu tư cho hoạt động chuyển đổi số.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh – sản xuất cùng mặt hàng như nhau, cần có các chính sách ưu tiên với các sản phẩm áp dụng chuyển đổi số, áp dụng thành công khoa học công nghệ.

Từ những cơ chế, chính sách ưu tiên đặc đối với các doanh nghiệp ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Đây sẽ cú hick lớn đối với cộng đồng các doanh nghiệp, tạo động lực thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số diễn ra nhanh hơn.

  1. Điều chỉnh các quy định tại thông tư 12/2016/TT-BKHCN-BTC

Bộ khoa học và công nghệ đã ban hành thông tư thông tư 12/2016/TT-BKHCN-BTC, trong đó có quy định: Trích từ 3% đến 10% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ để lập Quỹ đối với doanh nghiệp nhà nước. Tỷ lệ trích cụ thể căn cứ vào khả năng và nhu cầu sử dụng nguồn vốn cho hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp nhà nước.

Tuy nhiên trong hoàn cảnh kinh tế sau đại dịch Covid-19, quy định này không có nhiều tác dụng đối với doanh nghiệp. Do đó, bộ khoa học công nghệ nên điều chỉnh lại điều khoản này. Cụ thể

  • Đối với doanh nghiệp sản xuất: Mạnh dạn trích nguồn dự phòng lên mức giới hạn 70% lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì các doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi số phải cần nguồn lực lớn hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ khác. Đối với các Doanh nghiệp còn lại: Điều chỉnh ở mức giới hạn 30% lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp

  • Cần bổ sung thêm các điều khoản riêng cho các doanh nghiệp sản xuất  chuyển đổi số hoặc hạ tầng số cùng chiến lược số hóa của chính phủ.

  1. Đào tạo nguồn nhân lực chuyển đổi số

Để thực hiện chuyển đổi số và áp dụng khoa học công nghệ thành công đòi hỏi  doanh nghiệp cần có nguồn nhân lực có tư duy, năng lực về chuyển đổi số. Đây cũng là điểm yếu khiến cho các doanh nghiệp chưa thể thực hiện số hóa hoặc quá trình thực hiện còn yếu, kém hiệu quả.

3 phương án cải cách thủ tục hành chính đột phá nhằm thúc đẩy năng suất cho SMEs sau Covid

Kim Nam Group đóng góp một số sản phẩm công nghệ nhằm thúc đẩy năng suất cho SMEs sau Covid tại hội nghị

Vì vậy, ông Nguyễn Kim Hùng đã đề xuất Chính phủ và các cơ quan có liên quan cần giao cho các đơn vị có đủ năng lực và thẩm quyền như: Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương, Viện khoa học quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa….chịu trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực về chuyển đổi số.

Bên cạnh đó, để đảm bảo chất lượng của chương trình đào tạo và chất lượng học viên sau khi hoàn thành khóa huấn luyện thì chương trình cần phải được cấp phép đào tạo của bộ Khoa học và công nghệ.

Thành lập cơ quan chủ quản tại các địa phương nhằm nhanh chóng hỗ trợ cho doanh nghiệp trong những trường hợp cần thiết.

Hy vọng rằng, 3 phương án cải cách thủ tục hành chính mang tính thiết thực, cụ thể và tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy các doanh nghiệp SMEs nhanh chóng có quỹ chi phí tiến hành chuyển đổi số toàn diện trong doanh nghiệp của ông Nguyễn Kim Hùng sẽ được áp dụng. Từ đó nhanh chóng hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam phát triển các mô hình chuyển đổi số, áp dụng và nghiên cứu khoa học công nghệ để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.

 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận