Hoạt động của các doanh nghiệp M&A tại Việt Nam tiếp cận tỷ đô

Hoạt động của các doanh nghiệp M&A tại Việt Nam tiếp cận tỷ đô

adminquantri

0 Bình luận

05/09/2018

1. Lợi ích mà các thương vụ M&A mang lại

  • Tạo ra sự khác biệt, tạo ra giá trị lớn trong việc mua bán và sáp nhập những bên nhỏ lẻ lại.

  • Đạt được hiệu quả dựa vào quy mô sản xuất, giảm chi phí sản xuất và nguồn nhân lực

  • Đa dạng hóa, giảm bớt trường hợp rủi ro hệ thống, hiện đại hóa thiết bị công nghệ, hưởng lợi từ thuế,..

  • Gia tăng thu nhập: nhờ vào lợi ích marketing, chiến lược,…

  • Cắt giảm chi phí: có các khoản chi phí về trang thiết bị, nhân lực thấp hơn, hoạt động mạnh hơn là khi còn 2 công ty nhỏ lẻ, lợi ích thuế tăng lên,…

  • Lợi ích thuế: hạn chế thất thoát từ những khoản lỗ của công ty, hạn chế được những ảnh hưởng xấu của việc vay nợ chưa được sử dụng,…

  • Chi phí vốn: chi phí phát hành thấp hơn.

2. Con đường nào cho dịch vụ M&A ở Việt Nam

Thực trạng

Số liệu tổng hợp hoạt động M&A trong thời gian gần đây:

Thống kê các thương vụ M&A qua các năm

Nhìn vào bảng thống kê ta có thể thấy, số thương vụ M&A ngày càng tăng lên. Đặc biệt và từ năm 2007, 2008 và thời gian gần đây thì hoạt động mua bán và sáp nhập gia tăng cả về số lượng và quy mô.

Những lĩnh vực mà M&A đang hoạt động rất sôi nổi: ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, chứng khoán,…

Tuy nhiên, ta có thể dễ dàng nhận thấy những hạn chế sau:

  • Hoạt động M&A ở nước ta còn nhỏ lẻ, tự phát, cơ cấu chưa lớn, ít tổ chức uy tín bảo trợ,… chính vù thế chỉ là đầu tư đơn thuần, không chuyên.

  • Không tạo ra giá trị tăng lên

  • Dư thừa nhân viên

  • Hiệu quả kinh tế về quy mô thấp

  • Thâu tóm thị trường và cạnh tranh không lành mạnh

Tình hình M&A Việt Nam

Giải pháp thúc đẩy thương vụ M&A

Cơ hội lớn cho M&A ngày nay

  • Quá trình hòa nhập ngày càng được mở rộng, tạo ra những cơ hội lớn, tăng cường hoạt động M&A tại Việt Nam

  • Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài rót vào Việt Nam ngày càng lớn.

  • Gia tăng nguồn vốn quỹ tư nhân và công ty niêm yết thị trường

  • Tăng áp lực để nâng hiệu quả sản xuất kinh doanh

Những thách thức mà doanh nghiệp M&A cần giải quyết

  • Quy định của hoạt động M&A vẫn còn rải rác, chưa thống nhất và khá chung chung

  • Người Việt chưa có nhiều hiểu biết về M&A

  • Nhiều chủ doanh nghiệp dù sở hữu công ty muốn mua hoặc bán nhưng lại không hiểu rõ về nghiệp vụ M&A, không biết rõ quy trình cũng như không biết tương lai sau khi M&A ra sao?

  • Chưa chuyên nghiệp về hệ thống nhân sự, cơ sở dữ liệu, thông tin,… dù có khá nhiều công ty chứng khoán, tư vấn tài chính làm môi giới.

  • Nguồn nhân lực còn yếu kém, chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường về hoạt động M&A.

  • Yếu kém về trình độ quản lý, sự cạnh tranh trên thị trường

Con đường tháo gỡ các khó khăn cho thương vụ M&A

  • Thiết lập lại các điều khiển, quy định chi tiết về thủ tục, nguyên tắc, định giá, tình huống tài chính hay gặp phải,…

  • Đào tạo nhân sự nâng cao trình độ hiểu biết về M&A

  • Bổ sung kiến thức M&A cho cả bên bán và bên mua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận