CHIẾN LƯỢC M&A ĐỂ TĂNG TRƯỞNG ĐỘT PHÁ (PHẦN I)
adminquantri
0 Bình luận
29/06/2018
Năm 2013, bắt đầu xuất hiện những thương vụ M&A chủ động và có tính chiến lược của doanh nghiệp Việt Nam. Đó cũng là lý do Đặng Xuân Minh & nhóm MAF bắt đầu nghiên cứu một số đặc điểm khái quát về chiến lược M&A của doanh nghiệp Việt Nam. Sau 4 năm nhìn lại, dù có cả thành công và thất bại nhưng có thể nhận định Chiến lược M&A để tăng trưởng đột phá đã được các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện rõ ràng và có chủ đích hơn.
1.Chiến lược tăng trưởng đột phá
M&A đã xuất hiện ở Việt Nam cách đây không lâu và chỉ thực sự sôi động khoảng 5 năm trở lại đây nhưng nó cũng đã để lại dấu ấn đậm nét như là một kênh đầu tư quan trọng của giới đầu tư Việt Nam.
5 năm qua chúng ta cũng đã chứng kiến sự trưởng thành mạnh mẽ trong việc chủ động tiếp cận và làm chủ M&A của giới doanh nghiệp Việt Nam. Số liệu thống kê cho thấy 40% số thương vụ có sự tham gia của doanh nghiệp Việt Nam trong vai trò người đi mua.
M&A là công cụ thực hiện mục tiêu tăng trưởng đột phá cho doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có tham vọng trở thành những đế chế kinh doanh mới với quy mô quốc tế và có tốc độ tăng trưởng cao. Có thể nhìn thấy qua những câu chuyện tăng trưởng từ các thương vụ M&A của Masan, Kinh đô, Hùng Vương, Vingroup, Viettel. Doji…
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi điểm qua những thương vụ 3 công ty có chiến lược M&A tương đối rõ ràng và đã đạt được những kết quả nhất định. Những phân tích và những công ty khác sẽ được đề cập sâu hơn trong cuốn sách: Chiến lược M&A để tăng trưởng đột phá, dự kiến phát hành tại Việt Nam vào Quý IV- 2013
2. Masan hay là M&Asan với những thương vụ đình đám
Một doanh nghiệp có mức độ tăng trưởng vô cùng ấn tượng là công ty Masan. Trong 4 năm qua, Masan đã tăng cường hoạt động M&A với các mục tiêu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng và khai khoáng. Đây là công ty khá thành công với chiến lược sử dụng công cụ M&A để tăng trưởng đột phá.
Kể từ sau khi niêm yết năm 2009, vốn hóa thị trường của Masan Group đã tăng hơn 4 lần. Masan đã sử dụng cho các thương vụ M&A và cho việc đầu tư vào các doanh nghiệp thành viên chủ chốt như Masan Consumer và Masan Resource, những nền tảng chính tạo ra sự tăng trưởng vượt bậc của công ty.
Con đường tăng trưởng để trở thành đế chế tiêu dùng mới của Masan trở nên rõ rệt hơn trong năm 2011, khi công ty này mua chi phối Vinacafe, doanh nghiệp đầu ngành cà phê với tỉ lệ 50,11%. Đối với các thương vụ mua lại các doanh nghiệp mới, Masan đã chi ra 154 triệu USD cho các thương vụ mua lại các công ty theo đúng định hướng phát triển mảng tiêu dùng của Masan, trong đó đáng chú ý là 2 thương vụ mua lại Vinacafe Biên Hòa và Proconco.
Masan Group cũng đã đầu tư lớn cả về vốn và công sức để phát triển Dự án mỏ Núi Pháo. Sau khi mua lại Dự án từ Dragon Capital với giá trị được ước tính khoảng 250- 300 triệu USD, Masan Group đã bơm thêm hơn 320 triệu USD trong vòng 2 năm qua để đẩy nhanh tiến độ Dự án và tạo ra giá trị cho các cổ đông.
Đặng Xuân Minh & nhóm MAF- 2013
Diễn đàn M&A Việt Nam
Chia sẻ