Hoạch định chiến lược nguồn vốn tạo nền tảng vững chắc cho tương lai của doanh nghiệp

Hoạch định chiến lược nguồn vốn tạo nền tảng vững chắc cho tương lai của doanh nghiệp

adminquantri

0 Bình luận

21/11/2019

Thực tế chứng minh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có chu kỳ phát triển từ 4,5 – 6 năm và đi theo đúng biểu đồ hình Sin, thường thì khi “đường sin” đi xuống thì doanh nghiệp rất khó có thể vực dậy lại được. Nguyên nhân trong đó có 49%  là do thiếu vốn (vốn mỏng). Trong giai đoạn từ 1 – 2 năm chủ doanh nghiệp chưa thấy xuất hiện nhiều vấn đề, nhưng khi thị trường, quy mô,… doanh nghiệp phát triển lớn hơn thì chiến lược nguồn vốn bắt đầu thể hiện được rõ vai trò của nó đến hoạt động của công ty. 

Tầm quan trọng của hoạch định chiến lược nguồn vốn doanh nghiệp

Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho các doanh nghiệp hoạt động kém là do ban lãnh đạo chưa xây dựng được chiến lược nguồn vốn rõ ràng. Rất nhiều CEO luôn tự tin vào những ý tưởng mới mẻ và đầy sáng tạo của mình, họ có một chút vốn và vay mượn từ những người thân quen để xây dựng công ty trên nền tảng ý tưởng đó. 

Nhưng kế hoạch tối ưu hóa và phát triển nguồn vốn như thế nào được xem là điểm mấu chốt nhất để tạo nền móng vững chắc và định hướng phát cho tương lai thì lại bị nhiều CEO bỏ qua. Đây là nguyên nhân khiến cho 49% doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam nhanh chóng bị thất bại sau thời gian ngắn hoạt động.

Hoạch định chiến lược nguồn vốn

Theo Bà Nguyễn Thị Ngọc Mai, Phó tổng giám đốc ABBank chia sẻ: để vay được vốn trước hết doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải để ngân hàng xác định được nhu cầu cần vốn thực sự của mình. Nhưng việc quản lý các thông số tài chính đôi khi chưa thực sự được xem xét minh bạch và có rất nhiều khó khăn.

chiến lược nguồn vốn chính là căn cứ để ngân hàng thấy được năng lực của doanh nghiệp đến đâu, có khả năng đảm bảo trả tiền ngân hàng được hay không. Do đó nếu các doanh nghiệp vẫn “lười” hoạch định chiến lược nguồn vốn doanh nghiệp đồng nghĩa với việc làm mất đi những cơ hội vay vốn từ ngân hàng để phát triển các dự án kinh doanh lớn hơn của doanh nghiệp. 

Qua đó có thể thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược nguồn vốn trong các giai đoạn Ngắn – Trung – Dài hạn rõ ràng cho tương lai nếu muốn doanh nghiệp phát triển bền vững.

Xem thêm: Mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp gồm những gì?

Xác định 7 yếu tố cơ bản để hoạch định chiến lược nguồn vốn thành công

  1. Tư duy nguồn vốn

Trước tiên, muốn hoạch định được chiến lược nguồn vốn, chủ doanh nghiệp phải nắm được cách tư duy về nguồn vốn như: định giá doanh nghiệp, chiến lược tài chính trong các giai đoạn ngắn – trung và dài hạn, lợi nhuận doanh nghiệp,…. từ đó triển khai kế hoạch vốn hiệu quả từ quá trình thu hút vốn đến việc làm sao để sử dụng vốn hiệu quả.

  1. Xây dựng định hướng phát triển doanh nghiệp theo từng giai đoạn (6 giai đoạn)

Từ  giai đoạn hình thành ý tưởng đến khi doanh nghiệp có khả năng phát hành chứng khoán ra công chúng (IPO) chủ doanh nghiệp đều phải xây dựng được chiến lược sử dụng tối ưu nguồn vốn như thế nào để hiệu quả. Từ đó xác định thị trường, hoạt động kinh doanh tiếp theo của doanh nghiệp là gì, cần dùng vốn như thế nào, cụ thể là bao nhiêu để hoàn thành mục tiêu đã đề ra. 

  1. Xác định cấu trúc nguồn vốn doanh nghiệp

Đây là sự kết hợp của nguồn vốn vay (số lượng nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi) và vốn cổ phần của chủ doanh nghiệp. Việc xác định được cấu trúc vốn sẽ giúp được doanh nghiệp đưa ra các quyết định đúng đắn nhằm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, gia tăng lợi nhuận cho các cổ đông nhưng hạn chế tối đa rủi ro.

  1. Xác định tổng các nguồn cung tiền có thể tận dụng có thể lấy từ những hướng nào? Lựa chọn phương án tối ưu nhất cho doanh nghiệp.

  • Vay mượn vốn từ người thân, bạn bè

  • Tìm kiếm đối tác đầu tư mới

  • Dùng vốn của đối tác (Kinh doanh sản phẩm của đối tác để nhận tỷ lệ chiết khấu)

  • Vay vốn ngân hàng/ công ty tài chính

  1. Tìm các giải pháp huy động nguồn vốn phù hợp

Căn cứ vào tổng các nguồn cung tiền để lựa chọn những giải pháp huy động vốn phù hợp nhất với doanh nghiệp. Đồng thời cũng phải lưu ý mọi vấn đề, mọi thước đo đều quy về tài chính, vì vậy khi đưa ra các giải pháp phải đáp ứng được mục tiêu cuối cùng luôn về tài chính doanh nghiệp.

Tìm hiểu thêm: Bật mí các giải pháp chiến lược nguồn vốn doanh nghiệp không thể bỏ lỡ

  1. Kiểm soát và định hướng chiến lược sử dụng tài chính doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai.

Xác định tổng các nguồn cung tiền

    7. Thực hiện chiến lược kinh tế số (Đặc biệt là với công ty công nghệ)

  Chiến lược kinh tế số trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0, thay vì đến ngân hàng các doanh nghiệp có thể đi tìm các giải pháp mới:

  • Crow Fundig: Huy động vốn cộng đồng

  • Peer to Peer lending:( hay còn gọi là vay ngang hàng) Công ty Verig là một công ty vay ngang hàng điển hình hiện nay.

  • Các loại sharing capital (chia sẻ nguồn lực)

  • Sharing Inrest: Token hoặc Coin

Tất cả các yếu tố này đều liên quan đến tài chính được xem là căn cứ, nền tảng cơ bản để định hướng tương lai của doanh nghiệp. Nhưng để xây dựng được chiến lược vốn bài bản, đảm bảo hiệu quả đòi hỏi các CEO cần phải có cái nhìn nhạy bén, khách quan, đánh giá thị trường tinh tế và có cái nhìn sâu rộng cho tương lai của doanh nghiệp.

Có thể thấy chỉ đơn giản từ vấn đề tạo lập vốn, quản lý đồng vốn sao cho có hiệu quả, nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất và bền vững cho doanh nghiệp cũng phát sinh ra rất nhiều vấn đề mà các chủ doanh nghiệp cần nhanh chóng tìm phương án giải quyết. 

Đồng thời, để tạo nền tảng vững chắc nhất cho tương lai của doanh nghiệp thì các CEO cần kết hợp hiệu quả với định hướng xây dựng mô hình phát triển doanh nghiệp để đáp ứng việc quảng bá và phân phối sản phẩm làm sao để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, mở rộng thị trường.  

Theo dõi
Thông báo của
guest


0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận