Cú hích thay đổi doanh nghiệp: Chuyển đổi số để phục hồi, phát triển, bứt phá

Cú hích thay đổi doanh nghiệp: Chuyển đổi số để phục hồi, phát triển, bứt phá

adminquantri

0 Bình luận

13/07/2021

I. Chuyển đổi số và lợi ích của chuyển đổi số

1. Chuyển đổi số là gì?

Theo Gartner, chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới. 

Microsoft cho rằng chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới.

Còn theo quan điểm của FPT, chuyển đổi số trong tổ chức, doanh nghiệp là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty. Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích như cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời. Qua đó, hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao.

2. Lợi ích của chuyển đổi số

Hiện nay, Chuyển đổi số không còn là khái niệm xa lạ đối với mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, để chuyển đổi số thành công còn là một bài toán lớn đối với doanh nghiệp. Trên thực tế, chuyển đổi số mang lại những lợi ích lớn như: 

• Giảm thiểu chi phí

• Cải thiện chiến lược khách hàng

• Cải thiện hệ thống vận hành

• Phân tích và bảo mật dữ liệu tốt hơn

• Tập trung hơn vào khách hàng tiềm năng

• Tăng sản phẩm / dịch vụ mới

• Phân khúc thị trường chính xác hơn

• Trải nghiệm khách hàng với thị trường rộng hơn kèm

• Tăng sự đổi mới cho nhân sự

• Liên kết các phòng ban trong nội bộ tổ chức

• Tăng tỷ lệ tiếp xúc khách hàng mọi lúc mọi nơi

II. Cú hích thay đổi doanh  nghiệp

Đổi mới, chuyển đổi số, ứng dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn, Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây, Blockchain… được coi là chìa khóa để tăng cường hiệu quả quản lý, vận hành, tận dụng các cơ hội mới. 

Cú hích thay đổi doanh nghiệp: Chuyển đổi số để phục hồi, phát triển, bứt phá

Các chuyên gia khẳng định, số hoá là một trong các công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp tồn tại vượt qua khó khăn. Đây không chỉ là một xu thế mà còn là một lựa chọn bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp. 

Tại một hội nghị gần đây, Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin-Truyền thông nhận định, có 7 lĩnh vực được dự báo sẽ thay đổi sau đại dịch Covid, đó là: làm việc trực tuyến, giáo dục trực tuyến, y tế từ xa, các phương tiện lái tự động, mua sắm trực tuyến, tổ chức các sự kiện, hội chợ triển lãm ảo trên không gian mạng thay vì tổ chức trong đời thực. 

Thực tế trong bối cảnh khó khăn vừa qua, đã có không ít doanh nghiệp phải giải thể, phá sản. Tuy nhiên với những doanh nghiệp còn tồn tại và có cơ hội phát triển vẫn có những nhu cầu, quan tâm các giải pháp công nghệ mới. 

Hiện đang có khoảng 20.000 doanh nghiệp đang ứng dụng giải pháp công nghệ nền tảng quản trị doanh nghiệp và khoảng 150.000 khách hàng đang sử dụng các phần mềm kế toán, hóa đơn điện tử…

Theo một nghiên cứu mới thực hiện của Microsoft và IDC, 74% người giữ vai trò ra quyết định kinh doanh ở châu Á-Thái Bình Dương cho rằng đổi mới hiện là điều bắt buộc chứ không còn là lựa chọn. Các doanh nghiệp thấy rằng khả năng đổi mới đóng vai trò quan trọng đối với hiệu suất và khả năng chống chịu. 

Tốc độ số hóa nhanh hơn cũng là chìa khóa để phát triển các doanh nghiệp vươn lên mạnh mẽ hơn. Nghiên cứu cho thấy 87% doanh nghiệp tiên phong sẽ tăng tốc số hóa bằng cách đưa ra các sáng kiến bao gồm sản phẩm kỹ thuật số, thanh toán và thương mại điện tử để đáp ứng với thực tế mới. Tỉ lệ này ở nhóm doanh nghiệp còn lại là 67%.

Tuy nhiên, Khi mọi doanh nghiệp trở thành một doanh nghiệp số, thành công trong quá trình chuyển đổi đòi hỏi cả việc áp dụng các công cụ và công nghệ lẫn sở hữu năng lực số.

Tìm hiểu thêm về chuyển đổi số tại: https://bit.ly/2Twkxyv

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận