Bạn có biết cấu trúc vốn chính là nền móng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững ?
adminquantri
0 Bình luận
09/05/2022
Theo số liệu của tổng cục thống kê, một trong những nguyên nhân lớn nhất (chiếm tới 49%) dẫn tới doanh nghiệp nhỏ và vừa “thất bại” là do không hoạch định được cơ cấu vốn – điểm tử huyệt.
Chủ doanh nghiệp chỉ tập trung vào bán hàng và không dành nhiều sự quan tâm cho hoạt động quản trị tài chính
Ông Nguyễn Kim Hùng – Viện trưởng Viện Khoa học Quản trị doanh nghiệp và Kinh tế số Việt Nam nhận định: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thường rất yếu trong khâu quản trị và sử dụng vốn. Thường động tới tài chính – kế toán là chủ doanh nghiệp chỉ muốn né tránh.
Doanh nghiệp lúc thừa tiền, lúc thiếu tiền. Nhiều khi thấy trên sổ sách doanh thu rất nhiều nhưng không biết tiền đang ở đâu, càng làm càng rối, làm mãi vẫn không thấy tiền về. Thậm chí có những thời điểm doanh nghiệp bị mất thanh khoản, không đủ tiền trả cho nhà cung cấp, nhân viên. Khi có đơn hàng lớn, thì lại chỉ biết đứng nhìn do không có đủ nguồn vốn để đáp ứng khả năng cung ứng…
Thực tế, đa phần chủ doanh nghiệp chỉ tập trung vào bán hàng và không dành nhiều sự quan tâm cho hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp, không nghĩ tới việc có một cấu trúc vốn là cần thiết.
Nếu như đặt câu hỏi: “Doanh nghiệp đã hoạch định cấu trúc vốn chưa?”, những gì chúng tôi nhận lại được chỉ là những cái lắc đầu. Ông chủ không biết rằng, cấu trúc vốn chính là nền móng vững chắc để doanh nghiệp phát triển bền vững và hoạch định chiến lược nguồn vốn, từ đó có thể huy động vốn đa kênh và tối ưu chi phí.
Vậy doanh nghiệp nên hoạch định cấu trúc vốn như thế nào?
Doanh nghiệp có thể chia làm 3 nguồn vốn chính: Nguồn vốn cố định là những nguồn vốn đầu tư vào tài sản cố định như máy móc, nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, mua công nghệ,…; Vốn lưu động thường xuyên là những nguồn vốn phải chi trả định kỳ hàng tháng như wifi, chi phí thuê văn phòng, chi phí nhân công,..; Vốn thời vụ là nguồn vốn cần chuẩn bị sẵn sàng để khi bước vào mùa kinh doanh (tiền mua nguyên vật liệu, …)
Đặc điểm và những sai lầm của doanh nghiệp trong việc sử dụng 3 nguồn vốn trên?
Sai lầm thứ nhất: với đặc thù tài sản cố định cần sử dụng nguồn vốn dài hạn, nhiều khi ông chủ thấy doanh thu về, lại đem tiền mua xe, xây nhà xưởng (những tài sản với thời gian quay vòng vốn > 12 tháng) mà không tính toán thời gian quay vòng vốn. Dẫn đến khi hết thời hạn vốn thì doanh nghiệp lại phải “giật gấu vá vai”, lấy vốn ngắn nuôi vốn dài.
Sai lầm thứ hai: doanh nghiệp thường không có lượng tiền mặt dự trữ, khi rơi vào những thời điểm bị chiếm dụng vốn hoặc gặp khó khăn như giai đoạn covid vừa rồi, doanh nghiệp phải đóng cửa hàng loạt do không có đủ ngân sách dự trữ để nuôi bộ máy vận hành.
Sai lầm thứ ba: doanh nghiệp đuổi theo lợi nhuận, chúng ta thường không lạ gì tình trạng doanh nghiệp chủ quan tính toán qua loa phương án kinh doanh. Thấy dự án hoặc hợp đồng có lãi, nhưng lại không tính tới rủi ro công nợ phải thu, thời hạn phải thu nợ, khả năng trả chậm đầu, thời gian cầm cự nợ phải trả.
Cho dù doanh nghiệp có khả năng trả chậm, huy động vốn vay để thực hiện cho bằng được đơn hàng nhưng yếu kém trong nghiệm thu và thanh toán nợ phải thu thì ngay lập tức rơi vào trạng thái mất cán cân thanh toán, rượt đuổi dòng tiền, thậm chí còn sử dụng “tín dụng đen”.
Sai lầm thứ 4: doanh nghiệp thường không xoay vốn kịp khi có đơn hàng lớn. Không ít ông chủ phải đối mặt với tình trạng doanh nghiệp không đáp ứng khả năng cung hàng do gặp giới hạn về vốn – không xoay được tiền để nhập nguyên liệu đầu vào dẫn đến trễ tiến độ, vi phạm hợp đồng và bắt đầu mất điểm với khách hàng, chủ đầu tư.
Doanh nghiệp nên làm gì?
Doanh nghiệp SME nếu vẫn tiếp tục thờ ơ hoạt động quản trị vốn thì cứ mãi mãi “nhỏ” hoặc “chết lâm sàng”. Chỉ khi hoạch định được cơ cấu vốn vững chắc, có phương án kinh doanh hiệu quả, sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, thì doanh nghiệp mới có thể đa dạng hoá các kênh huy động vốn và tối ưu được chi phí sử dụng vốn.
Giải quyết bài toán ngay tại: https://e-school.vn/cau-truc-von-doanh-nghiep.html
Chia sẻ