5 sai lầm trong quản trị vốn phổ biến nhất hiện nay

5 sai lầm trong quản trị vốn phổ biến nhất hiện nay

adminquantri

0 Bình luận

27/07/2020

Quản trị vốn là gì?

Quản trị vốn chính là việc doanh nghiệp xây dựng kế hoạch và sử dụng vốn chủ sở hữu và quản lý nợ phải trả để đảm bảo luôn có tiền cho các hoạt động sản xuất – kinh doanh.

Nguồn vốn được xem là mạch sống của các công ty khởi nghiệp. Nhưng điều đó không có nghĩa là nếu bạn có sẵn trong tay một nguồn vốn dồi dào thì chắc chắn bạn sẽ thành công. Quan trọng nhất, mạch sống đó của công ty bạn phải được phân bổ thế nào? Quản trị vốn như thế nào?  Để đảm bảo rằng sẽ không có bất cứ hoạt động nào bị gián đoạn vì thiếu hụt vốn.

Vậy đâu là sai lầm trong quản trị vốn phổ biến nhất hiện nay mà chủ doanh nghiệp nên biết:

5 sai lầm quản trị nguồn vốn

Những sai lầm trong quản trị vốn phổ biến nhất.

  1. Quản trị vốn bằng báo cáo thu nhập

Việc đầu tiên mà bạn có thể làm cho công ty mình trong thời buổi khủng hoảng này là hãy ném bất kỳ phương pháp tính toán hiệu quả sinh lợi nào đang được sử dụng ra cửa sổ.

Dù hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hay dịch vụ, trách nhiệm về kết quả cân đối kế toán, chứ không chỉ lợi nhuận, thuộc về phía các cấp quản lý. Các nhà quản lý khi đó sẽ có động lực để đánh giá cẩn trọng và so sánh tất cả các khoản chi phí và lợi ích để có phương án hành động tốt nhất.

  1. Khen thưởng lực lượng bán hàng chỉ vì tốc độ tăng trưởng đạt được.

Kế hoạch phúc lợi dành cho nhân viên kinh doanh thường gắn với đơn vị doanh thu hay số tiền mà họ tạo ra. Tuy nhiên vấn đề này cũng có nhiều mặt trái. Dễ thấy nhất, nó khuyến khích nhân viên bán hàng đăng ký doanh số bằng mọi giá. Điều này còn sinh ra quyền đặc nhượng thương mại vì nhân viên bán hàng sẽ tìm mọi cách để khiến khách hàng ra quyết định mua. Họ cho phép khách hàng hưởng thời gian trả chậm dài và không sẵn sàng hối thúc những khách hàng chậm thanh toán.

Đây quả là điều đáng tiếc vì một lực lượng bán hàng được khích lệ đúng cách sẽ luôn tự hỏi mình đâu là cách có được tiền mặt từ doanh số. Và nhà quản lý không nhất thiết phải đi xa đến mức thay đổi cả hệ thống. Thường thì tất cả những gì nhà quản lý cần làm là giúp nhân viên nhận thức được công việc của họ là bán hàng chứ không phải đăng ký doanh số.

  1. Quản trị vốn thông qua việc quản lý các khoản thu theo các khoản phải trả 

Nhiều công ty gắn thời hạn thanh toán cho nhà cung ứng với thời hạn thu hồi từ khách hàng của mình. Nếu nhà cung ứng rút ngắn thời hạn, họ cũng cố gắng xoay đủ lượng tiền mặt cần thiết bằng cách thắt chặt chính sách tín dụng của mình.Sự thật là các khoản phải thu và các khoản phải trả thể hiện hai nhóm quan hệ hoàn toàn khác nhau, và cần được quản lý theo các điều kiện và yêu cầu của từng nhóm.

Lợi thế mặc cả tương đối, bản chất của cạnh tranh, cấu trúc ngành và các chi phí biến đổi là những yếu tố mà công ty căn cứ vào đó để quyết định thời hạn thanh toán cho khách hàng và xem xét chấp nhận yêu cầu của nhà cung ứng. Hầu như các yếu tố nói trên không hề lặp lại giữa hai nhóm quan hệ. Lấy ví dụ như, công ty có thể có ít lợi thế mặc cả với nhà cung ứng hơn so với khách hàng của họ, và các loại chi phí biến đổi của những khách hàng này rất khác với những gì công ty dự tính khi cân nhắc thay đổi nhà cung ứng.

     4. Quá chú trọng đến chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất

Nhân viên sản xuất thường được đánh giá bằng những thước đo về chất lượng, chẳng hạn như số lượng thành phẩm bị lỗi. Điều này cũng dễ hiểu khi xét đến các mối lo ngại về chi phí bảo hành và những ảnh hưởng xấu đến danh tiếng công ty khi có phát sinh vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, dù quá trình quản lý chất lượng có thể làm giảm những chi phí đó nhưng cũng làm chậm chu kỳ sản xuất, “giam” vốn trong hàng bán thành phẩm tồn kho.

     5. Áp dụng hệ số thanh toán (nợ) hiện tại và hệ số thanh toán (nợ) nhanh

Hệ số thanh toán hiện tại được tính đơn giản là lấy tài sản ngắn hạn (tiền mặt, hàng tồn kho, tiền cho vay) hiện tại của công ty chia cho các khoản nợ ngắn hạn (tiền đi vay, thuế và cổ tức trả sau). Hệ số thanh toán nhanh cũng được tính tương tự như giá trị hàng tồn kho sẽ không được gộp vào tài sản ngắn hạn.

Dù các chủ ngân hàng và các nhà quản lý đã quá quen thuộc với hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán hiện tại nhưng nhiều lúc họ vẫn chệch hướng. 

Ngoài ra, nếu chúng ta xem hệ số thanh toán nhanh là chuẩn so sánh để quyết định mức vốn lưu động và bạn quản lý hoạt động của công ty một cách cẩn trọng để tối ưu hóa bài toán. Phương pháp này rõ ràng có giá trị hơn bởi để nâng cao hệ số này, công ty không cần phải gia tăng lượng hàng tồn kho. Nhưng không may là nó vẫn khuyến khích bạn nâng cao quy mô của các khoản phải thu mà như chúng ta đã thấy, đó thường là một ý kiến tồi. Miễn là tín dụng còn thoáng thì phương pháp này, dù có thể triệt tiêu giá trị, sẽ không khiến bạn đau đầu về tính thanh khoản. Nhưng một khi khủng hoảng tín dụng xảy ra, công ty sẽ nhanh chóng cạn kiệt tiền mặt.

Do đó, các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính cấu trúc và cho vay sử dụng đòn bẩy tài chính ngày nay thường bỏ qua hệ số thanh toán hiện tại và hệ số thanh toán nhanh mà thay vào đó, tập trung vào dòng ngân lưu được tạo ra như một phương pháp lý tưởng để đo lường tính thanh khoản ngắn hạn.

     5.1 Lấy đối thủ làm chuẩn

Thông lệ quản trị vốn phổ biến là lấy một hệ thống các thước đo làm chuẩn – bảng yết thị các hệ số so sánh – xét trong mối tương quan với các đối thủ cạnh tranh trong ngành về mức độ hiệu quả. Vấn đề của phương pháp này nằm ở chỗ các công ty sẽ trở nên thỏa mãn khi bảng yết thị thể hiện các hệ số so sánh cao hơn mức tiêu chuẩn của ngành. Các công ty tốt nhất thường tỏ ra quyết liệt nhất trong nỗ lực vươn lên cao hơn tiêu chuẩn ngành, họ thường tìm kiếm những điểm chuẩn bên ngoài ngành.

 Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết khó khăn và quản trị vốn, thúc đẩy sự phát triển chung của cộng đồng doanh nghiệp Việt nam. VERCO  đã phối hợp với Viện khoa học và quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa (VINASME) tổ chức khóa học: Chiến lược nguồn vốn doanh nghiệp

Thông qua khóa học chủ doanh nghiệp sẽ nắm được đầy đủ các kiến thức, kỹ năng huy động vốn, tối ưu và kỹ năng quản trị vốn hiệu quả cho doanh nghiệp. Đồng thời giúp nhà đầu tư lựa chọn phương thức tài chính thông minh, an toàn trong thời kỳ Chuyển đổi số quốc gia. 

Với phương pháp huấn luyện “Cầm tay chỉ việc” và truyền tải kiến thức, bài học kinh nghiệm được Chuyên gia tài chính Nguyễn Kim Hùng đúc kết được trong hành trình hơn 12 xây dựng và điều hành doanh nghiệp từ con số 0.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận