5 Nguyên nhân nhiều doanh nghiệp gọi vốn đầu tư thất bại?

5 Nguyên nhân nhiều doanh nghiệp gọi vốn đầu tư thất bại?

adminquantri

0 Bình luận

21/11/2019

Trước khi xây dựng “chiến thuật” gọi vốn thành công, các chủ doanh nghiệp cần biết điểm mạnh của mình là gì để làm nổi bật lên và xác định đâu là điểm yếu của mình để tìm cách khắc phục.  Theo số liệu thống kê của các nhà đầu tư thì hầu hết các chủ doanh nghiệp gọi vốn thất bại do các nguyên nhân sau:

1. Chưa hiểu rõ về thị trường, giấc mơ làm giàu chưa đủ lớn

“Kinh doanh là để làm giàu” là mục đích mà các Founder sẽ đặt ra khi xây dựng và mở rộng quy mô doanh nghiệp. Các nhà đầu tư cũng vậy, khi họ quyết định rót tiền vào một dự án nào đó thì phải chắc chắn rằng “tiền sẽ đẻ ra tiền” hoặc mang lại lợi ích nào đó. Nhiều chủ doanh nghiệp khi quyết định đi gọi vốn lại chưa xác định được đường đi phía trước của mình là gì, đích đến là ở đâu, thị trường và ai là đối thủ cạnh tranh của mình. Hay nói cách khác, mục tiêu phát triển của người kêu gọi vốn chưa đủ lớn, đủ mạnh để thuyết phục người khác rót vốn cho họ. 

nguyên nhân gọi vốn thất bại

Điển hình như dự án sản phẩm đất sạch hữu cơ của công ty Inos Nguyễn Phan được 2 bạn trẻ Huy Hào và Hồng Mức mang đến Shark Tank Việt Nam để gọi vốn. Mặc dù ý tưởng rất hay, thiết thực lại mang lại giá trị lớn cho cộng đồng nhưng vẫn bị tất cả các Shark từ chối. 

Nguyên nhân là họ chỉ mong muốn mang lại lợi ích cho quê hương từ một ý tưởng hay và táo bạo. Hay nói cách khác là các Founder này có đủ đức, đủ tài nhưng lại chưa đủ mạnh mẽ và quyết tâm để đưa ý tưởng này phát triển ra thị trường rộng lớn hơn. Ngay cả việc thị trường đang có những đối thủ nào, sản phẩm nào và đâu là ưu thế điển hình của mình cũng không hề nắm được.

Chủ doanh nghiệp có tầm nhìn hạn hẹp cùng với ước mơ “nhỏ bé” mang lợi ích về cho cộng đồng mà “quên mình” như vậy sẽ nhận được sự ủng hộ nhiệt tình về tinh thần nhưng nếu để hợp tác đầu tư là điều mà không có bất kỳ nhà đầu tư nào làm. 

Vì vậy, nếu muốn được rót tiền đầu tư thì bạn hãy xác định doanh nghiệp của mình cần gì và muốn gì? tương lai của doanh nghiệp sẽ đi về đâu? từ đó đưa ra được cho nhà đầu tư những lợi ích họ muốn phù hợp với doanh nghiệp của mình.

2. Chưa biết cách định giá doanh nghiệp

Có rất nhiều chủ doanh nghiệp “ảo tưởng” về giá trị doanh nghiệp của mình nên đi gọi vốn với mức giá rất khó để chấp nhận. Mơ hồ còn nhận thấy được họ không biết cách xác định giá trị của doanh nghiệp mà đi gọi vốn với mức giá cao trên trời, đến mức không có bất kỳ ai “dám” đầu tư vào dự án đó.

Đây có thể xem như sự “vô tình” của chủ doanh nghiệp mà nhận lấy thất bại đau đớn khi đi kêu gọi vốn. Khi Định giá doanh nghiệp, chúng ta có thể áp dụng theo công thức:

Giá trị doanh nghiệp = Tổng giá trị tài sản (hiện có) – Các khoản nợ.

Các yếu tố này đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải nắm chắc các thông tin chính xác về số liệu trên bảng cân đối kế toán, bao gồm giá trị các tài sản lưu động, tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn. Từ đó thực hiện công thức tình giá trị chính xác của doanh nghiệp.

Nhưng công thức này chỉ áp dụng chính xác với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm hữu hình như bất động sản, mỹ phẩm, vật liệu xây dựng,…

Định giá doanh nghiệp

Còn đối với các sản phẩm công nghệ sẽ được tính theo giá trị của sản phẩm công nghệ, chúng ta có thể áp dụng theo công thức xác định tổng giá trị doanh nghiệp dựa trên tổng giá trị của tài sản vô hình và tài sản hữu hình:

V= Vr+ G hoặc V = Vr (1+H)

  • Trong đó:

  • V: Giá trị doanh nghiệp

  • Vr: Giá trị tài sản ròng

  • G: Giá trị tài sản vô hình

  • Hệ số điều chỉnh giá trị tài sản ròng

Nếu các bạn có xem chương trình thực tế: Thương vụ bạc tỷ thì chắc hẳn vẫn còn nhớ đến dự án gọi vốn của “cô nàng văn học” đi gọi vốn cho cho dự án trong Shark Tank Việt Nam màu 2. Trong thương vụ này,  nhà sáng lập phần mềm Ohana đã xác định rất chi tiết về giá trị của doanh nghiệp và hi sinh hạ thấp giá trị cổ phần để đạt được mục đích “có tiền” để tiếp tục phát triển dự án để đạt được những mục tiêu xa hơn trong tương lai.

Sự thật là cô đã gọi vốn thành công với sự ủng hộ của 2 cá mập.

3. Thiếu hiểu biết về khách hàng và thị trường mục tiêu

Một trong những tiêu chí cơ bản để thành công đó là phải đánh giá được đối thủ cạnh tranh và đưa ra lợi thế lớn nhất của mình so với họ là gì. Từ đó trả lời cho câu hỏi: Tại sao khách hàng lại phải tìm đến với mình mà không phải sang bên công ty của đối thủ?

Đứng đánh giá thấp vấn đề này, nhất là các doanh nhân trẻ thường coi nhẹ việc tìm hiểu thị trường mà chỉ cần thấy một ý tưởng tốt là đẩy ngay ra thị trường vì nghĩ rằng: Cái hay ho như thế này ai mà chả thích. Cuối cùng cái giá phải trả cho cái “tưởng” ấy là sự thất bại của cả một doanh nghiệp. 

Không nắm bắt được thị trường, quá tự phụ về sản phẩm của mình thì thất bại là điều tất yếu. Đồng thời, khi không nắm bắt được thị trường thì chắc chắn chúng ta không thể hiểu thuyết phục các nhà đầu tư am tường rót tiền.

4. Khả năng quản lý, tối ưu chi phí doanh nghiệp không hiệu quả

Chi phí là vấn đề sống còn để duy trì sự hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó mỗi khoản thu – chi dù rất nhỏ cũng đều rất quan trọng. Cần nắm bắt các khoản chi tiết, từ những khoản chi phí Marketing, tiền lương cho nhân viên,… đến tiền chi tiêu nội bộ trong văn phòng

Nhà lãnh đạo có năng lực quản lý tài chính sẽ kêu gọi vốn khi “két sắt” chưa hoàn toàn cạn kiệt. Khi trong túi còn tiền thì chắc chắn việc kêu gọi đầu tư và tái đầu tư cũng luôn trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Hãy tưởng tượng đơn giản như khi bạn có tiền và chỉ cần vay tiền để bổ sung sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc đi một người nghèo không xu dính túi. Việc đi kêu gọi đầu tư của các doanh nghiệp cũng tương tư như vậy. Không một nhà đầu tư nào dám “ném tiền qua cửa sổ”, mang tiền đi đầu tư cho một doanh nghiệp không có tương lai, không có năng lực quản lý tài chính và không biết cách điều tiết dòng tiền hiệu quả.

Khả năng quản lý, tối ưu chi phí doanh nghiệp không hiệu quả

Đối với các nhà đầu tư nhạy bén và chuyên nghiệp, chỉ vài câu hỏi họ hoàn toàn có thể nắm bắt được doanh nghiệp có khả năng tối ưu hóa tài chính doanh nghiệp và tài chính cá nhân hay không. Do đó, nếu muốn kêu gọi đầu tư thành công thì trước hết hãy học cách tối ưu tài chính cá nhân, tài chính doanh nghiệp hiệu quả

5. Lơ mơ về tài chính, lời lãi không cụ thể

Phần lớn chủ doanh nghiệp bị lẫn lộn, không thể tách bạch được tài chính cá nhân và tài chính doanh nghiệp. Thậm chí còn có những trường hợp doanh nghiệp bị “chết” ngay cả khi kinh doanh có lãi hoặc rơi vào tình trạng phải “rượt đuổi” tiền, rượt đuổi hợp đồng nếu rơi vào trạng thái mất cán cân thanh toán.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do nhà quản lý, chủ doanh nghiệp vẫn còn lơ mơ về nguồn vốn, khả năng tối ưu tài chính còn yếu nên không thể xây dựng được chiến lược cho nguồn thu – chi cụ thể nên gây ra tình trạng này.

Trên thực tế, đây cũng là điểm yếu của rất nhiều dự án khi đến gọi vốn tại Shark Tank Việt Nam. Điển hình như hệ thống đậu nành chuẩn hữu cơ Soya Garden, Ekid Studio – công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực đồ chơi thông minh. Mặc dù ý tưởng rất hay và các Shark đều rất thích nhưng đều không dám đầu tư vì các thông số tài chính của những doanh nghiệp này không rõ ràng.

Trước khi mang dự án đi kêu gọi vốn, các doanh nghiệp chỉ cần chắc chắn làm rõ những những vấn đề này thì chắc chắn sẽ thành công 85% rồi. Những yếu tố còn lại là phụ thuộc vào dự án có tốt hay không, chủ doanh nghiệp tự tin như thế nào khi đi gọi vốn và thần may mắn có đang đồng hành cùng doanh nghiệp của bạn hay không.

Xem thêm: “Giải cứu” Start up ra khỏi bài toán tìm nguồn vốn và những nguy cơ tiềm ẩn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận