5 bước tối ưu kế hoạch kinh doanh thành công dành cho doanh nghiệp muốn phát triển
adminquantri
0 Bình luận
16/01/2020
Nhiều người nhận định rằng: Kinh doanh thành công hay không là bởi chữ “duyên”. Điều đó có lẽ đúng những nó chỉ đóng góp 1 phần nhỏ bé mà thôi. Bước then chốt là bạn có sẵn sàng học hỏi và biết cách xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả và từng bước ứng dụng, hoàn thiện nó như thế nào. Nếu bạn đang có dự định kinh doanh và phát triển tương lai của doanh nghiệp thì cần nắm vững các bước tối ưu kế hoạch kinh doanh hiệu quả.
1. Nghiên cứu kỹ, phân tích thị trường chính xác
Là sao để khẳng định ý tưởng kinh doanh của bạn có tiềm năng và có thể thành công? Bạn cần phải hiểu được thị trường đâng thực cần sản phẩm bạn cung cấp hay không, các đối thụ cạnh tranh của mình hiện tại đang ở mức như thế nào để nhận định tiềm năng phát triển và định hướng tương lai cho mô hình phát triển của mình.
Việc phân tích thị trường chính xác, nắm bắt rõ những cơ hội thách thức, chuẩn bị kỹ và có phương án giải quyết rủi ro sẽ giúp bạn dễ dàng nắm bắt được thị trường và tương lai của doanh nghiệp.
2. Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh doanh nghiệp
Nếu muốn kinh doanh, bạn không thể nói “đi đến đâu, tính tới đó” thì doanh nghiệp của bạn chắc chắn sẽ chết bất đắc kỳ tử. Do đó, vấn đề then chốt khi quyết định kinh doanh là phải xác định được mô hình kinh doanh mục tiêu cần hướng đến là gì? (doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp doanh,…). Điều này ảnh hưởng rất lớn đến các vấn đề nội bộ, tài chính, thuế và con đường phát triển doanh nghiệp trong tương lai xa.
3. Kế hoạch tối ưu tài chính doanh nghiệp
Tài chính đóng vài trò là “dòng máu lưu thông” của doanh nghiệp, nếu không có kế hoạch tối ưu tài chính sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế cũng có đến 49% doanh nghiệp bị “gãy” do thiếu vốn và không quản lý được tài chính của mình.
Do đó, vấn đề then chốt thứ 3 cần tối ưu trong kế hoạch kinh doanh đó là xác định và dự trù những nguồn tài chính để phục vụ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của mình như: vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ, vv…
Để làm được điều này doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch tài chính thật chi tiết, dự toán sơ lược dòng tiền hàng năm, dự trù những trường hợp khó khăn có thể xảy ra khi vốn luân chuyển. Vấn đề này được xem là vấn đề cốt lõi, nguyên nhân quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.
Xem thêm: 10 khóa học tài chính doanh nghiệp bạn không thể bỏ qua
4. Kế hoạch về nhân sự và phương thức quản lý nhân sự
Nhân sự chính là phần cốt lõi của doanh nghiệp, chỉ khi nhân sự tốt thì doanh nghiệp mới tốt được. Đó là lý do mà hầu hết các doanh nghiệp lớn đều lựa chọn đầu tư cho nhân viên tham gia các khóa đào tạo dài hạn và ngắn hạn để phục vụ tốt nhất cho các quy trình vận hành của doanh nghiệp.
Chủ doanh nghiệp cũng cần có sự kiểm soát nhất định về vận hành công việc kinh doanh cũng như nguồn nhân lực bao gồm số lượng, trình độ chuyên môn, phân công, phân quyền rõ ràng trong quá trình làm việc và vận hành. Các hoạt động của từng bộ phận cũng cần kết nối chặt chẽ với nhau để giải quyết hiệu quả các vấn đề của doanh nghiệp.
Tham khảo: 6 nguyên tắc quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ
5. Kế hoạch quảng bá thương hiệu ( chiến lược marketing)
- Mọi hoạt động kinh doanh đều xoay quanh “ KHÁCH HÀNG”
- Làm sao để khách hàng biết đến sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp bạn?
- Làm sao lôi kéo giữ chân khách hàng khi đã sử dụng dịch vụ và sản phẩm của bạn?
- Hình thức Marketing nào được xem là tối ưu, hiệu quả và tiết kiệm nhất?
Một doanh nghiệp muốn phát triển thì nhất định phải để khách hàng biết đến bạn và sản phẩm bạn đang kinh doanh mang đến những giá trị gì? Nếu doanh nghiepj muốn khách hàng đến với mình thì trước hết hãy quảng bá hình ảnh doanh nghiệp mang lại để họ tin tưởng đây là địa chỉ đáng tin cậy. Đồng thời cũng giúp họ trả lời câu hỏi: tại sao họ phải mua sản phẩm này tại doanh nghiệp của bạn mà không phải một doanh nghiệp nào khác. Đây chính là yếu tố then chốt và quyết định
Nếu muốn phát triển doanh nghiệp, bạn phải nhớ rằng, dù ý tưởng kinh doanh có tốt đến đâu, sản phẩm có tốt như nào nhưng nếu bạn không xây dựng tốt kế hoạch kinh doanh và chú trọng các yếu tố then chốt cho phát triển doanh nghiệp thì rất khó để doanh nghiệp có một tương lai xa.
Chia sẻ