4 nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp cần biết khi kinh doanh
adminquantri
0 Bình luận
21/11/2019
Quản trị tài chính được coi là một trong các chức năng cơ bản, quan trọng đối với một nhà đầu tư, kinh doanh. Quản trị tài chính hiệu quả sẽ làm nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Ngược lại, yếu kém trong quản trị doanh nghiệp có thể bị thua lỗ, phá sản.
Vậy nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp là gì? Làm như thế nào để xây dựng chính sách hợp lý trong quản trị tài chính?
Quản trị tài chính theo những nguyên tắc nào cho hiệu quả?
Thế nào là quản trị tài chính doanh nghiệp?
Thoạt nhìn mối quan hệ giữa tiền – hàng – tiền trong hoạt động sản xuất – kinh doanh có vẻ đơn giản. Tuy nhiên đối với những doanh nghiệp vừa, lớn thì lại là một bài toán khó đối với chủ sở hữu. Bởi thực tế cho thấy nếu yếu kém trong quản lý dòng tiền thì doanh nghiệp có thể không sinh lãi, thậm chí là lỗ liên tiếp, dẫn đến phá sản.
Chính vì vậy mà các doanh nghiệp luôn đặt quản trị tài chính làm vấn đề quan tâm hàng đầu.
Quản trị tài chính là vấn đề hàng đầu mà các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm
Quản trị tài chính doanh nghiệp được hiểu đơn giản là sự quản lý các hoạt động liên quan đến vấn đề tài chính của đơn vị. Nếu bạn chưa có kỹ năng quản trị tài chính tốt, phải cần bổ sung ngay những kỹ năng này. Việc học quản trị tài chính doanh nghiệp là việc cực kỳ cần thiết để bổ sung những kỹ năng cần thiết giúp tài chính doanh nghiệp được thông suốt, nhất là về quản trị dòng tiền.
Chúng có thể là những vấn đề được xác định trong quá trình sản xuất, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên thực tế, quản trị tài chính là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh. Chính điều này giúp tăng khả năng sinh lợi, khả năng cạnh tranh cũng như giá trị phát triển của công ty trên thị trường.
Hay nói cách khác, quản trị tài chính trong doanh nghiệp chính là quản lý nguồn vốn của doanh nghiệp một cách có hiệu quả, tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Có 4 nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp bạn nên biết trong kinh doanh
Để quản lý hiệu quả nguồn vốn, chủ đầu tư cần nắm vững những nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp cơ bản sau:
Nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận.
Rủi ro càng cao, khả năng đem lại lợi nhuận càng lớn.
Các cụ ta có câu “liều ăn nhiều”. Không phải tự dưng dân gian lại truyền nhau câu nói đó. Khi áp chúng vào việc kinh doanh ta lại càng thấy đúng. Khi quyết định kinh doanh, mỗi nhà đầu tư đều kỳ vọng sẽ đem lại lợi nhuận. Tuy nhiên, không phải cứ kinh doanh là sẽ có lợi nhuận. Lợi nhuận càng cao thì mức độ rủi ro càng lớn và ngược lại.
Chính vì thế, kiểm soát rủi ro như thế nào cho hiệu quả để đảm bảo lợi nhuận tối đa là điều mà bất cứ nhà quản trị tài chính nào cũng quan tâm.
Nguyên tắc giá trị thời gian của tiền tệ.
Giá trị của đồng tiền thường thay đổi theo thời gian. Thực tế tiền không có giá trị thật mà chỉ có giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi của đồng tiền cũng thay đổi theo thời gian, có thể tăng hoặc giảm do các vấn đề về lạm phát.
Nguyên tắc giá trị thời gian của đồng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp
Nguyên tắc tác động của thuế.
Thuế là một phương thức quản lý các hoạt động kinh doanh của Nhà nước. Thông qua các chính sách về thuế, Nhà nước sẽ khuyến khích, định hướng phát triển những ngành nghề mà Nhà nước cho rằng có lợi cho xã hội và kìm hãm sự phát triển của một số ngành.
Chính sách thuế có thể là đòn bẩy cho doanh nghiệp hoạt động tốt hơn nhưng có khi cũng ngược lại. Vì vậy, khi kinh doanh, nhà đầu tư nên cân nhắc lựa chọn ngành nghề cho phù hợp với các chính sách của nhà nước.
Nguyên tắc tận dụng đòn bẩy tài chính trong quản trị doanh nghiệp
Tận dụng đòn bẩy tài chính là nguyên tắc được các nhà quản trị áp dụng phổ biến
Nhà kinh doanh thông minh là người biết đầu tư và kêu gọi đầu tư. Ngoài vốn mình có, chủ doanh nghiệp có thể sử dụng vốn vay để tối ưu hóa lợi nhuận. Vốn vay (đòn bẩy tài chính) là một nhân tố quan trọng để thúc đẩy hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, vốn vay cũng trở thành gánh nặng tài chính tương ứng cho doanh nghiệp nếu nó không được tính toán kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định áp dụng.
Bất kể một nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp nào cũng có sự tác động hai mặt tới quá trình sản xuất – kinh doanh. Khi áp dụng các nguyên tắc này, chủ đầu tư, nhà quản trị cần có sự cân nhắc, thận trọng trước khi quyết định thì mới thật sự đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Nên nhớ rằng, không có nguyên tắc nào là tối ưu, vì vậy cần có những phương án dự phòng cho những trường hợp bất trắc.
Chia sẻ