4 Nguyên tắc giúp CEO quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả
adminquantri
0 Bình luận
01/09/2020
Có thể nhiều vị Founder, CEO của doanh nghiệp thường không quá chú ý về vấn đề quản lý tài chính. Nguyên nhân là bởi họ chưa nhận thấy được tầm quan trọng của quản trị tài chính đối với doanh nghiệp. Đây cũng là lý do mà nhiều chủ doanh nghiệp không đọc hiểu được bản báo cáo tài chính chứ đừng nói dựa vào đó để xây dựng kế hoạch phát triển, định hướng doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho các CEO hiểu rõ hơn về tầm trong trọng cũng như nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả.
Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong quản trị doanh nghiệp. Nó giữ mối liên hệ chặt chẽ với các hoạt động khác như: Marketing, kinh doanh – sản xuất, hoạt động vận hành trong một tổ chức. Những vài trò cụ thể của quản trị tài chính doanh nghiệp:
Đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn phục vụ cho hoạt động sản xuất – kinh doanh thường xuyên và định hướng phát triển của doanh nghiệp.
Quản trị tài chính sẽ đóng vai trò xác định nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Từ báo cáo tài chính, kế hoạch thu chi, nhà quản lý sẽ phải lựa chọn các phương pháp và hình thức thích hợp huy động nguồn vốn từ bên trong và bên ngoài đáp ứng kịp thời các nhu cầu tài chính phục vụ cho các hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời đảm bảo cho doanh nghiệp vận hành được nhịp nhàng và liên tục với chi phí huy động vốn ở mức thấp.
Xem thêm: Kinh nghiệm phân tích báo cáo tài chính cho doanh nghiệp hiệu quả
Tối ưu hóa về vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả
Hiệu quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức sử dụng vốn như thế nào, có hiệu quả hay không. Do đóm tài chính doanh nghiệp góp phần quan trọng vào việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư chính xác dựa trên cơ sở phân tích khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của dự án. Việc huy động nguồn vốn kịp thời góp phần chọn ra dự án đầu tư tối ưu. có ý nghĩa rất quan trọng để doanh nghiệp có thể chớp được các cơ hội kinh doanh.
Mặt khác, việc huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh có thể giảm bớt và tránh được những thiệt hại do ứ đọng vốn gây ra, đồng thời giảm bớt được nhu cầu vay vốn, từ đó giảm được các khoản tiền trả lãi vay.
Giám sát chặt sẽ hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp
Các hoạt động sản xuất – kinh doanh liên quan chắt chẽ đến việc sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Công ty có thể quản lý vấn đề này thông qua việc thu – chi hằng ngày, hàng tuần,… Thông qua các hình thức chi tiêu này, nhà quan lý sẽ dùng đó làm căn cứ để đánh giá và kiểm soát chất lượng và mô hình và phương hướng phát triển của doanh nghiệp nên đi theo hướng nào. Đồng thời phát hiện ra những tồn tại vướng mắc trong kinh doanh, từ đó có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh các hoạt động phù hợp với diễn biến thực tế kinh doanh.
Nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quản
Có thể thấy tài chính doanh nghiệp có vai trò ảnh hướng đến sự sống còn của một doanh nghiệp, do đó một nhà quản lý, điều hành giỏi nhất định phải hiểu về tài chính hoặc ít nhất có khả năng đọc và phân tích được tất cả các thông tin trong bản báo cáo tài chính.
Đồng thời, trong quan trị tài chính doanh nghiệp, cũng có những nguyên tắc “bất di bất dịch” mà chủ doanh nghiệp phải lưu ý đáp dụng đúng:
1. Rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng cao
Mỗi quyết định đầu tư hay tài trợ của doanh nghiệp có bên cạnh kỳ vọng vào lợi nhuận cao sẽ đồng nghĩa với việc sẽ ẩn chưa rất nhiều rủi do lớn.
Điển hình như thương vụ đầu tư trong khủng hoảng của Warren Buffett, khi khủng hoảng tài chính năm 2008 bắt đầu, cổ phiếu của những công ty được Buffett ưa thích như Wells Fargo & Co., American Express Co. đã rơi xuống mức thấp kỷ lục, tạo điều kiện thuận lợi để ông mua vào. Mặc dù ai cũng thấy phi vụ đầu tư này có độ rủi ro cực kỳ lớn, nhưng thực tế cũng nhờ nó mà ông được xếp vào danh sách TOP 3 người giàu nhất thế giới.
Do đó, nguyên tắc đầu tiên mà nhà quản lý phải nhớ khi quản trị tài chính doanh nghiệp đó là hãy học cách chấp nhận mức độ rủi ro và kiểm soát rủi ro như thế nào để đảm bảo lợi nhuận thu lại từ việc đầu tư là hiệu quả nhất là một trong những nguyên tắc mà bất cứ nhà quản trị tài chính nào cũng phải xem xét cẩn thận.
2. Giá trị thời gian của tiền tệ
Khi doanh nghiệp quyết định phân bổ một khoản chi phí lớn để phục vụ cho một hoạt động nào đó. Ngoài những chi phí cơ hội thì, doanh nghiệp còn bị tác động bởi giá trị giảm (hoặc tăng) dần theo thời gian do các yếu tố về lạm phát… Do đó, nhà quản lý cũng phải nắm rõ yếu tố này để đã ra những quyết định đúng đắn phục vụ cho doanh nghiệp của mình. Ngoài ra, nếu muốn áp dụng nguyên tắc hiểu quả, nhà quản lý cũng cần xác định các yếu tố gây ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp là gì xây dựng hướng đi phù hợp cho mục tiêu phát triển sản xuất doanh nghiệp.
3. Tác động của thuế
Thuế là trách nhiệm mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải hoàn thành. Tuy nhiên cũng có tác động đến 2 khía cạnh đối với doanh nghiệp. Thuế vừa có tác động đòn bẩy giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí trong hoạt động vận hành doanh nghiệp. Mặt khác, nó cũng có thể tạo thành cản trở khiến doanh nghiệp không đạt được mục tiêu mong muốn.
Có thể lấy ví dụ cùng là quyết định đầu tư vào xây dựng nhà xưởng (tài sản cố định) doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt với lựa chọn mức ưu đãi thuế hoặc ưu đãi thuế sử dụng đất, tài nguyên ở những địa phương khác nhau. Đôi lúc chính sách thuế ưu đãi của địa phương sẽ là đòn bẩy giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn song cũng có thể sẽ tác động theo chiều ngược lại.
4. Vốn vay và vốn chủ sở hữu: tận dụng đòn bẩy tài chính
Sẽ có nhiều rào cản đối với tài chính doanh nghiệp nếu như nhà quản lý chỉ biết sử dụng lượng vốn có giới hạn của chủ sở hữu để đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để tối ưu hóa lợi nhuận, vốn vay hay đòn bẩy tài chính sẽ là một yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy hiệu quả phát triển trong sản xuất kinh doanh. Đồng thời nếu sử dụng không hiệu quả nó cũng là gánh nặng tương ứng đối với bản thân doanh nghiệp.
Do đó ngoài việc tập chung phát triển kinh doanh, nhà quản lý cũng cần hiểu thêm về cách kiến thức sử dụng và quản lý nguồn vốn một cách hiệu quả. Tham gia các khóa học về quản lý tài chính để năm được cụ thể những kiến thức cần thiết trong quản lý tài chính doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển của công ty. H
Chia sẻ