4 chỉ số tài chính quan trọng nhất trong báo cáo tài chính doanh nghiệp (Phần 2)

4 chỉ số tài chính quan trọng nhất trong báo cáo tài chính doanh nghiệp (Phần 2)

adminquantri

0 Bình luận

02/03/2020

Trong 4 chỉ số tài chính quan trọng nhất trong báo cáo tài chính doanh nghiệp (Phần 1)  chúng ta đã được tìm hiểu về 2 chỉ số tài chính được sử dụng để đánh giá về năng lực tài chính và khả năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Trong bài viết này, VERCO sẽ giúp các CEO, Founder, ban lãnh đạo công ty nhìn nhận về tương lai phát triển của doanh nghiệp thông qua chỉ số rủi ro và chỉ số tăng trưởng tiềm năng.

3. Chỉ số rủi ro tài chính của doanh nghiệp

Rủi ro tài chính của doanh nghiệp được hiểu là các vấn đề rủi ro của doanh nghiệp có liên quan đến các vấn đề trong doanh thu. Để đo lường rủi ro chúng ta cần căn cứ vào 4 chỉ số rủi ro để nắm bắt được tình hình biến động. Cụ thể như sau:

  • Chỉ số biên lợi nhuận phân phối: cho biết phần lợi nhuận tăng thêm từ sự thay đổi của mỗi đô la trong doanh thu. Nếu chỉ số biên phân phối lợi nhuận của công ty bằng 20%, sau đó giảm $50.000 trong doanh thu thì giảm $10.000 trong lợi nhuận

Chỉ số rủi ro tài chính của doanh nghiệp

Biên phân phối = 1 – (Chi phí biến đổi/ doanh thu)

Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh (Operating Leverage Effect): Dự đoán sự thay đổi trong thu nhập và tỷ suất sinh lợi trên tài sản đối với mỗi phần trăm thay đổi trong doanh thu.

OLE = Chỉ số Biên lợi nhuận phân phối/ ROA

Trong đó:

OLE: Chỉ số ảnh hưởng đòn bẩy kinh doanh

ROA: % thay đổi trong thu nhập

Nếu OLE > 1 đòn bẩy kinh doanh vẫn được duy trì.

Nếu OLE bằng 1, tất cả các chi phí là biến đổi mà cứ 10% gia tăng trong doanh thu thì ROA của công ty cũng gia tăng 10%.

  • Mức độ ảnh hưởng đòn bẩy tài chính (Financial Leverage Effect)

Mức độ ảnh hưởng đòn bẩy tài chính

FLE = Thu nhập hoạt động/ Thu nhập thuần

Nếu một công ty có FLE bằng 1.33 thì, khi thu nhập hoạt động gia tăng 50% sẽ tạo nên sự gia tăng 67% trong thu nhập ròng.

Chỉ số hiệu ứng đòn bẩy tổng thể (Total Leverage Effect): Kết hợp giữa OLE và FLE, ta có hiệu ứng đòn bẩy tổng thể (TLE).

TLE = OLE x FLE

  • Phân tích việc sử dụng nợ của công ty:

Tỷ số nợ trên tổng vốn: Cho thấy tỷ lệ nợ được sử dụng trong tổng cấu trúc vốn của công ty.

Nợ trên tổng vốn = Tổng nợ/ Tổng vốn

Trong đó:

  • Tổng nợ = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn
  • Tổng vốn = Tổng nợ + Tổng vốn chủ sở hữu.
  • Tỷ số nợ trên vốn cổ phần
  • Nợ trên vốn cổ phần = Tổng nợ/ Tổng vốn cổ phần

Tham khảo: Phân tích tài chính dự án đầu tư và đánh giá hiệu quả tài chính dự án

  • Phân tích các chỉ số khả năng thanh toán lãi vay:

Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay: Cho biết với mỗi đồng chi phí lãi vay thì có bao nhiêu đồng EBIT đảm bảo thanh toán và được đo lường:

Khả năng thanh toán lãi vay = Thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT)/ Lãi vay

  • Chỉ số khả năng thanh toán các chi phí tài chính cố định

Một số chi phí tài chính cố định khác như chi phí thuê tài chính, thuê hoạt động,…

Chỉ số khả năng thanh toán các chi phí tài chính cố định = Thu nhập trước các chi phí tài chính cố định/ Chi phí tài chính cố định

  • Khả năng tiền mặt đảm bảo chi trả lãi vay

Dòng tiền hoạt động điều chỉnh được định nghĩa là dòng tiền hoạt động + chi phí tài chính cố định + thuế phải trả

Khả năng tiền mặt đảm bảo chi trả lãi vay = Dòng tiền hoạt động điều chỉnh/ Chi phí lãi vay

  • Khả năng tiền mặt đảm bảo chi trả các chi phí tài chính cố định

Khả năng tiền mặt đảm bảo chi trả các chi phí tài chính cố định = Dòng tiền hoạt động điều chỉnh / Chi phí tài chính cổ định

  • Chỉ số chi tiêu vốn: Cho biết thông tin bao nhiêu tiền mặt được tạo ra từ hoạt động của doanh nghiệp.
  • Chỉ số chi tiêu vốn = Dòng tiền hoạt động/ Chi tiêu vốn.
  • Chỉ số dòng tiền với nợ: Cung cấp thông tin về số tiền mặt mà công ty tạo ra từ hoạt động có thể được sử dụng để trả tổng nợ.
  • Chỉ số dòng tiền so với nợ = Dòng tiền từ hoạt động/ Tổng nợ

4. Chỉ số tăng trưởng tiềm năng

Chỉ số này sẽ đánh giá được năng lực tương lai của doanh nghiệp sẽ như thế nào. Khi đi huy động vốn, chỉ số tiềm năng là một trong nhưng chỉ số rất quan trọng để doanh nghiệp kêu gọi vốn thành công. Cách tính chỉ số tăng trưởng tiềm năng của doanh nghiệp sẽ được tính như sau:

Chỉ số tăng trưởng tiềm năng

Chỉ số tăng trưởng:

G = RR x  ROE

Trong đó:

RR = Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại = 1 – (Cổ tức/ Tổng thu nhập ròng)

ROE = Thu nhập ròng/ Tổng vốn chủ sở hữu = (Thu nhập ròng/ Doanh thu) * (Doanh thu/ Tổng tài sản) * (Tổng tài sản/ Vốn cổ phần)

Căn cứ vào những tính toán về các chỉ số tài chính này sẽ đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh về khả năng tài chính và tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Ngoài ram các nhà phân tích khi sử dụng các chỉ số tài chính cần phải kết hợp với nhiều yếu tố khác về: Chỉ số trung bình ngành, so sánh trong bối cảnh chung của nền kinh tế, so sánh với kết quả hoạt động trong quá khứ của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong quá trình phân tích các chỉ số tài chính doanh nghiệp, nhà quản lý và CFO không nên làm việc quá máy móc. Nói cách khác, nếu bạn muốn tính toán và xây dựng chiến lược nguồn vốn, tài chính bài bản cần thiết lập các chỉ số một cách thông minh khác, nó sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin bổ ích về định hướng và chiến lược phát triển… Các CEO cũng cần lưu ý rằng, Xây dựng chiến lược tài chính toàn diện là con đường duy nhất để doanh nghiệp phát triển và mở ra một tương lai thịnh vương.

 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận