3 Yếu tố đầu tư then chốt và kỹ năng quản trị doanh nghiệp của nhà lãnh đạo thông thái
adminquantri
0 Bình luận
29/03/2021
Nhà quản trị thông thái không những là người tạo ra môi trường làm việc vui vẻ, gần gũi, có tầm nhìn mà còn là người biết thu phục lòng người, cầu tiến: công nhận khả năng của nhân viên, thừa nhận sai lầm bản thân mắc phải, tôn trọng mỗi phát kiến của nhân viên,..
Yếu tố đầu tư then chốt nào dẫn đến quyết định đầu tư vào một doanh nghiệp?
Trước câu hỏi bất ngờ của một doanh nhân Nhật Bản, nhà sáng lập của T&A Ogilvy đã trả lời rằng: Có 3 yếu tố chính khiến ông đi đến quyết định đầu tư vào doanh nghiệp.
Đó là:
+ Tinh thần làm việc của các nhân viên: vui vẻ, tràn ngập năng lượng tích cực
+ Người làm nhiều hơn người nói, người nói cũng không nề hà xắn tay áo khuân vác làm lụng khi cần
+ Sản phẩm mang lại ảnh hưởng tích cực cho xã hội và tiềm năng phát triển dài hạn
Ba yếu tố trên tưởng như rất nhỏ, nhưng lại là ba yếu tố then chốt, tạo thành kiềng 3 chân vững chắc nâng đỡ doanh nghiệp. Đó cũng chính là nền văn hóa mà bất kỳ nhà quản trị doanh nghiệp thông thái nào cũng hướng đến.
Kỹ năng quản trị doanh nghiệp của nhà quản trị thông thái
Nhà quản trị thông thái không những là người tạo ra môi trường làm việc vui vẻ, gần gũi, có tầm nhìn mà còn là người biết thu phục lòng người, cầu tiến: công nhận khả năng của nhân viên, thừa nhận sai lầm bản thân mắc phải, tôn trọng mỗi phát kiến của nhân viên,… Một nghiên cứu được thực hiện trên hơn 10000 người lao động về những câu mà họ thích nghe nhất từ lãnh đạo của mình cho thấy một kết quả đáng kinh ngạc là: câu người lao động muốn nghe nhất lại không hề liên quan đến vấn đề tăng lương, hoặc thưởng.
Mà đó là:
– Tôi thừa nhận sai lầm của bản thân mình
– Tôi tự hào về các bạn
– Quan điểm của bạn trong vấn đề này là gì?
– Cảm ơn
– Chúng ta
– Nếu bạn muốn
Cách đặt câu hỏi của nhà lãnh đạo thông thái
Chủ doanh nghiệp có thể tự đánh giá kỹ năng quản trị doanh nghiệp của mình thông qua những câu hỏi sau:
-
Hành vi, cách ứng xử với nhân viên của bạn có gì chưa ổn thỏa không?
-
Cách phân quyền trong doanh nghiệp đã phù hợp hay chưa?
-
Có cách gì để quản lý thời gian tốt hơn nữa hay không?
-
Quy mô nhóm và việc chọn lựa nhân sự đã đúng chưa?
-
Có cần tạo thêm nhóm hay chia nhóm thành nhiều nhóm?
-
Khi nào nên trao quyền quyết định cho cấp dưới hoặc nhân viên?
-
Việc tái cơ cấu tổ chức và chia lại quyền cho nhân viên có phù hợp không?
-
Mục tiêu của tổ chức đã rõ ràng chưa? Các nhân viên trong nội bộ doanh nghiệp đã nắm rõ mục tiêu chung hay chưa?
-
Quy chế tuyển dụng, đào tạo, thăng chức, thôi việc,… đã phù hợp chưa?
-
Việc lấy ý kiến đóng góp của nhân viên nên thực hiện theo tần suất nào?
-
Nhân viên các cấp đã được tạo điều kiện tốt nhất để hoàn thành công việc đã đề ra hay chưa?
-
Mức độ sẵn sàng tham gia tác chiến cùng các nhân viên trong công ty của bạn đến đâu?
-
Mọi người trong công ty có thường xuyên nói xấu bạn sau lưng hay không?
-
Bạn có phải là tấm gương tốt để nhân viên noi theo hay không?
-
Bạn có sẵn sàng thừa nhận sai lầm của chính mình không?
-
Bạn có ngợi khen đúng mức khi nhân viên hoàn thành tốt công việc hay không?
-
Bạn có tôn trọng quan điểm của nhân viên dưới quyền hay không?
-
Bạn đã bao giờ bày tỏ lời cảm ơn đối với các nhân viên dưới quyền?
Càng là người đứng đầu tổ chức, bạn càng cần phải làm gương cho nhân viên phía dưới. Kỹ năng quản trị của chủ doanh nghiệp chính là chìa khóa để xây dựng một doanh nghiệp thành công.
Chia sẻ