3 câu chuyện dành cho nhà quản lý: phương pháp tư duy đỉnh cao của lãnh đạo
adminquantri
0 Bình luận
27/02/2020
Từ những câu chuyện rất bình thường trong cuộc sống, chúng ta hoàn toàn có thể rút ra được những bài học quý. Đặc biệt là đối với những nhà lãnh đạo, cần phải có tư duy thật tốt, ứng biến kịp thời để vận dụng vào công việc của mình. 3 câu chuyện dưới đây sẽ giúp các nhà quản lý học được phương pháp tư duy đỉnh cao vận dụng vào công việc quản lý của mình.
1. Người mù cầm đèn lồng – Bài học về cách tư duy
Một chàng trai mù đến nhà anh bạn thân của mình chơi, nhưng lúc anh ta ra về trời đã tối nên người bạn mới tốt bụng thắp cho anh một chiếc đèn lồng để đi đường cho tiện. Người bạn nói: “Trời tối rồi nên đường tối, cậu nên cầm theo cái đèn lồng đi theo!”.
Chàng trai mù nói: “Cậu rõ ràng biết tôi bị mù mà còn đưa đèn lồng, cậu đang định trêu tôi đúng không”.
Người bạn kia trả lời: “Cháu tư duy như thế là rất hạn hẹp rồi. Đường không phải là của riêng nhà mình nên có rất nhiều người qua lại. Cậu cầm đèn có thể không giúp cậu nhìn đường nhưng người khác có thể nhìn thấy để tránh không đụng phải cậu. Chàng trai mù nghe xong gật gù công nhận.
Bài học về tư duy tổng thể: Nếu chỉ biết nhìn vấn đề theo khía cạnh của cá nhân được gọi là Tư duy hạn hẹp. Tư duy tổng thể là khi bạn biết đặt mình vào một môi trường, hoàn cảnh tổng thể đi suy nghĩ. Khi bạn có một tư duy tổng thể, có hệ thống thì sẽ nhìn nhận ra những vấn đề khó khăn năm ở đâu, tìm ra phương án giải quyết tối ưu nhất.
Xem thêm: “Tử Huyệt” trong quản trị dòng tiền trong doanh nghiệp
2. Hiện tượng con ếch – Bài học cho sự thay đổi
Làm một thí nghiệm như sau: Đặt một con ếch vào nồi nước nóng, khi con ếch gặp phải sự thay đổi mạnh mẽ, nó ngay lập tức nhảy ra, phản ứng rất nhanh chóng. Nhưng khi đặt con ếch vào nước lạnh rồi từ từ làm ấm nước, bạn sẽ thấy rằng con ếch lúc đầu bơi trong nước rất thoải mái. Ngay cả khi nhiệt độ của nước trong nồi dần tăng lên, nó cũng không hề hay biết, vẫn cảm thấy ấm áp và vui vẻ. Khi nhiệt độ tăng lên tới 70 – 80 độ, con ếch bắt đầu cảm thấy bị đe dọa và muốn nhảy ra ngoài, nhưng đã quá muộn. Bởi vì chân nó không nghe lời nó nữa, nó không thể nhảy lên được, chỉ đành chấp nhận bị luộc chết.
Bài học quản trị
Qua câu truyện này, chúng ta có thể rút ra được 3 bài học “thay đổi” vô cùng quý giá:
- Thứ nhất: Sự thay đổi trong môi trường có thể chi phối và quyết định thành công hay thất bại của chúng ta. Những thay đổi có thể xảy ra đột nhiên, chúng ta chỉ cần phản ứng kịp thời là có thể ứng phó được, nhưng nếu nó xảy ra một cách chậm rãi, vô hình thì chúng ta phải luôn chú ý, tìm hiểu, thận trọng để phản ứng lại vấn đề để ứng phó trước khi quá muộn.
- Thứ hai: Khi bạn được sống trong môi trường quá thoải mái, an toàn chính là thời điểm nguy hiểm nhất, hiện tượng khởi đầu cho gió bão, phong ba. Một lối sống giống như thói quen có thể là lối sống nguy hiểm nhất đối với bạn. Hãy không ngừng đổi mới, phá vỡ mô hình cũ và tin rằng mọi thứ đều có thể được cải thiện.
- Thứ ba: Hãy chịu khó dừng lại để tư duy, sắp xếp lại vấn đề, đứng ở nhiều khía cạnh khác nhau để tìm hiểu và phát hiện những hiện tượng khác thường dù là nhỏ nhất. Đây là cách tốt nhất để khám phá ra những thay đổi.
3. Cậu bé thông minh – Biết người biết ta
Có một cậu bé được mẹ dắt tới một cửa hàng tạp hóa mua đồ, ông chủ nhìn thấy cậu bé đáng yêu nên đã bóc một gói kẹo mút, muốn cậu bé lấy kẹo ăn, nhưng cậu bé không làm gì cả, sau một hồi nói mãi, ông chủ bèn tự mình bốc một nắm kẹo cho vào túi áo cậu bé. Sau khi về đến nhà, mẹ cậu bé hỏi cậu vì sao không tự lấy kẹo mà phải để ông chủ bốc cho như vậy, câu bé đáp: “Bởi vì tay con nhỏ, còn tay ông chủ to nếu con để ông chủ lấy cho thì nhất định con sẽ có được nhiều kẹo hơn!”
Bài học: Cậu bé đã biết nhìn nhận khả năng và giới hạn của bản thân và nhận thấy được thế mạnh của đối phương. Vì vậy thay vì tự mình làm thì cậu đã mượn sức của người khác để đạt được mục tiêu lớn nhất một cách hoàn chỉnh nhất. Vì vậy, phàm là chuyện gì không thể chỉ dựa vào sức mình bạn hãy học cách nhanh chóng mượn lực hỗ trợ của người khác. Điều này vừa thể hiện sự khiêm tốn mà còn cho thấy đây là một hành động vô cùng thông minh.
Bạn thấy đấy, trong cuộc sống có rất nhiều vấn đề có thể học hỏi. Từ một cậu bé đến những thí nghiệm đơn giản nhất cũng mang đến cho ta những bài học và phương pháp tư duy lãnh đạo đúng hướng. Vì vậy, với tư cách là một nhà quản lý bạn hãy không ngừng học hỏi, nhìn nhận thế giới xung quanh để rút ra những bài học quý giá cho cuộc sống và công việc của mình.
Chia sẻ