03 Bài học từ những thất bại lớn của Elon Musk?
adminquantri
0 Bình luận
02/06/2021
Nếu mọi sự đang diễn ra đều thành công, bạn đang sáng tạo chưa đủ” là quan điểm của tỉ phú Elon Musk trong một buổi phỏng vấn hồi năm 2015. Trước khi đạt được những thành công nhất định tại Tesla và SpaceX, vị giám đốc điều hành đầy tham vọng này đã từng trải qua những thất bại nặng nề hơn chúng ta có thể nghĩ tới. Những thất bại đó là gì và Elon Musk đã đứng dậy mạnh mẽ sau mỗi lần trải nghiệm đắng cay như thế nào? Mời bạn đọc VnReview theo dõi bài viết sau đây lược dịch từ Inverse.
1. Từng bị loại khỏi chiếc ghế CEO
Năm 1995, Elon Musk 24 tuổi và em trai Kimbal nhỏ hơn Elon một tuổi cùng sáng lập công ty đầu tiên của họ. Đó là Zip2, một công ty chuyên cung cấp dịch vụ trang vàng hướng dẫn du lịch trực tuyến cho các từ báo như New York Times, Chicago Tribune. Dù phải trải qua một số cuộc cách mạng nghiêm túc trong những ngày đầu tiên, Zip2 đã có được thành công lớn nhất bằng cách giúp các tờ báo trên thích ứng với môi trường trực tuyến còn xa lạ bằng giải pháp dịch vụ hướng dẫn đến thành phố của họ.
Hầu như mọi báo cáo đều miêu tả Musk trẻ với 4 nét tính cách đều nhau: giàu nghị lực, tham vọng, hiếu thắng và đầy nhiệt tình. Hôm nay, mỗi khi Musk nói về Zip2, anh luôn luôn nhắc tới cảnh mình và em trai tiết kiệm tiền bằng cách ngủ trong văn phòng và tắm ở YMCA gần đó thay vì thuê một căn hộ (YMCA – Hiệp hội thanh niên cơ đốc là một tổ chức phi lợi nhuận lớn trên thế giới với hơn 2 tỉ người đóng góp và chi nhánh tại 125 quốc gia).
Musk đó cũng chính là một Musk chưa từng học được giá trị của sự thất bại, lời nhà viết tiểu sử Ashlee Vance trong một cuốn sách về Musk năm 2015: Tesla, SpaceX, and the Quest for a Fantastic Future. (Cuốn này đã ra mắt độc giả Việt Nam năm 2016 với tựa Elon Musk: Tesla, SpaceX và sứ mệnh tìm kiếm một tương lai ngoài sức tưởng tượng)
Musk từng tuyên bố với một nhà đầu tư mạo hiểm: “Tinh thần của tôi là tinh thần của một samurai. Tôi thà chấp nhận mổ bụng tự sát còn hơn thất bại”, (nguyên bản: seppuku – mổ bụng tự sát là một nghi thức tự sát cổ xưa của người Nhật mà các samurai thường làm khi bị thất trận hoặc khi chủ chết để không phải rơi vào tay kẻ thù, bị làm nhục).
Khi Zip2 bắt đầu thu hút được những nhà đầu tư nghiêm túc, họ nhìn vào phiên bản Elon Musk đó và nỗi khát khao muốn trở thành CEO đến tuyệt vọng của anh rồi chỉ nói một từ: “Không” (ban quản trị từ chối yêu cầu làm CEO của Musk vì cho rằng anh thiếu trách nhiệm và kinh nghiệm điều hành). Thay vào đó, anh được chọn làm giám đốc thông tin và không có quyền kiểm soát sau cùng với tầm nhìn của công ty.
Kể cả khi CEO do ban quản trị lựa chọn đã để cho một vụ sáp nhập tồi tệ và tốn kém xảy ra (vụ sáp nhập với CitySearch), yêu cầu được trao công việc CEO của Musk cũng không được lắng nghe. Anh thậm chí còn bị tước bỏ luôn vai trò chủ tịch, bị cô lập nhiều hơn với các quyền lực thật sự.
Với tất cả những thành công mà Musk đạt được ở cương vị CEO của Tesla, SpaceX, và cả PayPal (Musk là đồng sáng lập công ty dịch vụ tài chính PayPal và được lời 165 triệu USD khi eBay mua lại PayPal với giá 1,5 tỉ USD vào năm 2002), khó mà đổ lỗi quá nhiều cho ban quản trị. Trong cuốn sách trên của Vance, quan điểm về lãnh đạo của Musk trong những năm 1990 là ở lại làm việc muộn và viết lại các đoạn mã của đội kỹ sư của mình vì anh cho rằng tất cả đều không đủ năng lực.
Anh đã thất bại trong việc nhận ra rằng việc mắng nhiếc một nhân viên chỉ vì một sai lầm cũng có thể khiến họ giảm năng suất đến mức nào, chưa nói đến những tác hại tâm lý có thể xảy ra. Mãi về sau Musk mới nhận ra điều đó. Khi Musk liên tưởng tới Vance, quãng thời gian ở Zip2 đã giúp anh nhận ra điều này: quản lý thật sự có nghĩa là làm việc với con người.
Ý tưởng Zip2 đủ tốt để Compad mua lại nó vào năm 1999 với giá 307 triệu USD và Musk bỏ túi 22 triệu USD trong số đó. Điều đó đủ cho anh thực hiện bước đi nghiêm túc đầu tiên hướng tới công ty kế tiếp của mình, và tất cả những công ty sau đó. Nhưng Musk cũng đã thất bại trong hai việc: giành được vị trí nhận trách nhiệm (CEO Zip2), nhận thức được lý do vì sao việc ai đó tin tưởng giao trách nhiệm cho anh thật sự là một ý tưởng tồi. Hai việc này là những bài học đắt giá nhất cho Musk trong dài hạn.
2. Phá hỏng nhiều tên lửa
Hơn một thập kỷ sau khi để lại tên tuổi ở Zip2, Musk lại làm nên danh tiếng trong công việc ở hai công ty sau là Tesla và SpaceX. Và danh tiếng đó thỉnh thoảng còn trở nên không-thể-ấn-tượng-hơn (larger-than-life). Trước thời điểm đó, Musk đã học được giá trị của sự thất bại.
Trong một cuộc phỏng vấn về SpaceX năm 2015, Musk chia sẻ: “Nói thất bại không phải là một lựa chọn ở NASA là một ý tưởng ngớ ngẩn. Ở đây, thất bại là một lựa chọn. Nếu mọi sự đang diễn ra đều thành công, bạn đang sáng tạo chưa đủ”.
Câu nói “Thất bại không phải là một lựa chọn” diễn tả lại tinh thần không khuất phục mà chúng ta đã chứng kiến khi NASA đem phi hành đoàn Apollo 13 về trái đất an toàn sau thảm họa (sứ mệnh Apollo 13 năm 1970 gặp sự cố nên không thể hạ cánh lên mặt trăng được như dự kiến). Còn sự nghiệp của Musk là một bằng chứng mạnh mẽ cho thấy bước đầu tiên để thành công sẽ là nhiều lần thất bại.
Hãy thử xem xét ví dụ này, khi SpaceX dành ra 16 tháng để cố gắng chứng minh các tên lửa của nó có thể hạ cánh trên các tàu tự lái đang sửa chữa trên biển cũng của SpaceX. Trên thực tế, thử nghiệm đầu tiên diễn ra ngày 10/01/2015 thành công tốt đẹp vì công ty đã có sự kiểm soát chính xác cần thiết để tên lửa đáp xuống tàu trong chu vi vài chục mét. Mấu chốt ở đây là “trong chu vi vài chục mét”.
Nhưng cũng phải tới ngày 8 tháng 4 năm 2016 thì SpaceX mới có được 3 tên lửa hạ cánh thành công liên tiếp lên tàu tự lái. Thử nghiệm 4 tên lửa liên tiếp vào tháng 6 sau đó và đã có một tên lửa bốc cháy. Nhưng kỹ sư SpaceX Kate Tice cũng đã nói với Musk khi cô yêu cầu chấp nhận điều này là một thất bại: “Điều quan trọng cần nhớ là chúng ta đã nhận được nhiều dữ liệu thật sự tốt từ điều này. Như thường lệ, đây là những thử nghiệm, và cho dù chúng ta có thể nói rằng Falcon 9 đã thua trong thử nghiệm này, chúng tôi đã nhận được nhiều dữ liệu giá trị thật sự từ nó”.
Như đã nói rõ trong video dưới đây (được SpaceX phát hành năm nay), Musk và công ty của mình đã có vô số cơ hội thu thập các dữ liệu giá trị.
3. Có thể sẽ không bao giờ giao xe đúng thời hạn
Có một thất bại mà Musk vẫn dẫm chân tại chỗ trong quá trình học hỏi từ nó.
Nếu các tên lửa của SpaceX đã giành được uy tín đáng kể khi tất cả những lần thử nghiệm hạ cánh tên lửa trong năm nay đều thành công thì công ty còn lại của Musk lại gặp khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu sản xuất xe điện quy mô lớn.
Tuần này, Tesla vừa công bố việc bắt đầu mời các cổ đông thường trực đến để được chỉnh sửa theo nhu cầu xe điện Model 3 và đặt mua chúng. Lời hứa ban đầu của công ty là cách đây một tháng nhưng dự định đó bị dời lại vì khó khăn trong sản xuất. Đầu tháng 10 vừa qua, Tesla tiết lộ rằng, trong quý 3 năm 2017, công ty này chỉ sản xuất được 260 chiếc Model 3 thay vì 1.500 chiếc như cam kết, nghĩa là Tesla không còn cơ hội nào để thực hiện mục tiêu ban đầu là 5 ngàn chiếc vào cuối năm. Cam kết này sẽ bị lùi đến tháng 3 năm tới (2018).
Hiện nay, Tesla đang đối mặt với ít nhất một đơn kiện từ các cổ đông cho rằng công ty che giấu các khó khăn trên với các nhà đầu tư. Cái mà Mask gọi là “địa ngục sản xuất” đã trở nên tệ hại đến mức anh phải cắm trại qua đêm trên mái nhà Gigafactory chỉ để có mặt tại hiện trường, điều này gợi cho chúng ta nhớ đến những ngày anh ngủ tại văn phòng Zip2. Vấn đề ở chỗ đó không phải là lần đầu tiên điều này xảy ra. Kẻ tiền nhiệm của Model 3 là Model X đã được công bố hồi năm 2015. Dự kiến ban đầu là việc giao hàng sẽ diễn ra năm 2013 nhưng mãi đến cuối năm 2015 thì những chiếc xe điện Model X đầu tiên mới được chuyển giao.
Thông thường Tesla không cởi mở trong việc giải thích các lý do vì sao mình thất bại trước yêu cầu deadline. Theo báo cáo, việc này liên quan đến các vấn đề kỹ thuật như loại pin, cửa cánh falcon…
Từ khi các xe điện bắt đầu được vận chuyển từ năm 2015, các khó khăn của Tesla vẫn chưa có hồi kết. Không chỉ vậy, tới năm 2016, số Model X được giao còn giảm đi vì thiếu hụt trầm trọng các linh kiện từ nhà cung cấp. Và còn một lý do sâu sắc hơn, theo một phát biểu vào tháng 4/2016, đó là “sự kiêu căng của Tesla khi bổ sung quá nhiều công nghệ mới vào Model X phiên bản 1”.
Nhận định trên có thể là gốc rễ của mọi câu chuyện về các thất bại của Musk. Tin tưởng bản thân quá nhiều đến nỗi chối bỏ niềm tin rằng bạn có thể thất bại, đó chỉ có thể là người đã từng là Musk trẻ của Zip2.
Cũng quá xa vời để tin tưởng trọn vẹn vào hai điều sau, tin đến mức bất chấp bạn đã trải qua những thất bại khó khăn như thế nào: luôn có những thành công lớn hơn ở phía trước, cách duy nhất để tới được thành công đó là tận hưởng mọi khoảnh khắc mà có đôi lúc là những thất bại nhục nhã, đau đớn.
Toàn bộ tính cách của Musk giống như một triết lý sáo rỗng cũ kỹ sau: kể cả khi bạn đã bỏ lỡ cơ hội vươn tới những vì sao thì bạn vẫn có cơ hội bay đến mặt trăng. Ông chỉ là một trong số ít người còn nhớ rằng các vì sao thật sự sẽ ở những nơi xa xôi hơn và hấp dẫn hơn nhiều.
Chia sẻ